Mỹ - Trung và "ám ảnh" định luật Cardwell

PHẠM VIỆT ANH 16/07/2020 14:04

“Khi biên giới thương mại đóng lại, binh lính sẽ đi qua” là bài học lịch sử không dành riêng cho bất cứ quốc gia nào.

Định luật Cardwell có ý rằng: không một xã hội nào có thể duy trì vị trí dẫn đầu về công nghệ mãi mãi. Câu hỏi là: Nước Mỹ, hiện là cường quốc về công nghệ liệu có thể là nạn nhân của định luật này trong thế kỷ 21 hay không?

Vương quốc Anh đã tuyên bố loại bỏ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei khỏi mạng 5G của họ

Vương quốc Anh đã tuyên bố loại bỏ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei khỏi mạng 5G của họ

Nếu mọi thứ đều thông qua thị trường, thì đó không phải là vấn đề. Bởi thị trường sẽ quyết định cái gì được ưa chuộng, cái gì bị bị đào thải. Nhưng thế giới của những siêu cường lại không chỉ đơn giản thế, luôn có cách khác để tránh việc bị soái ngôi: Sức mạnh chính trị.

Dùng cạnh tranh chính trị đến thống trị chính trị để tạo ra các luật lệ, qui định, thậm chí là các hoạt động bảo hộ núp dưới các tên gọi môi trường, bảo hộ việc làm, công bằng thương mại, cuộc chiến tình báo công nghệ, an ninh quốc gia… là sự đấu tranh chính trị giữa những quốc gia muốn tiếm ngôi bằng sức mạnh công nghệ mới với quốc gia muốn bảo tồn hiện tại là hiển nhiên diễn ra.

Chiến tranh thương mại chỉ là bề nổi, là công cụ kinh tế để thực hiện những mục đích sâu xa. Trật tự thì vẫn thế, nhưng nhiều luật chơi mới (cục diện mới) đang diễn ra.

Trong khi kinh tế Hoa Kỳ có nguy cơ sụp đổ vì nợ nần quá mức, thì Trung Quốc lại có nguy cơ sụp đổ vì tiết kiệm ngày càng tăng cao.

Trung Quốc để giảm tiết kiệm trong dân, kích thích tiêu dùng thì buộc phải hoàn thiện các chính sách phúc lợi (đồng nghĩa với việc giảm tích tụ tư bản nhà nước).

Mỹ bán được nhiều hàng vào Trung Quốc thì giảm bớt được nợ, điều đó cũng giúp vĩ mô thế giới cân bằng lại.

Trung Quốc sẽ thành trùm thị trường tiêu thụ, Mỹ giữ ngôn trùm tài chính và quân sự. Công nghệ sẽ là cuộc đua thầm lặng nhưng vô cùng khốc liệt theo cách tường minh hơn. Xu thế "tiêu thụ có trách nhiệm" lên ngôi thì ai nắm công nghệ xanh, dân trí cao, thị trường trung gian tài chính phát triển thì bên ấy kiểm soát được khâu giá trị gia tăng cao nhất. Thế kỷ 21 vẫn là Mỹ, nhưng sau đó thì tình hình có thể khác...

Trung Quốc cần mở cửa nhiều hơn nữa để trở thành thị trường nhập khẩu và tiêu thụ lớn nhất thế giới. Trung Quốc trỗi dậy trong hoà bình sẽ mang lại lợi ích to lớn cho thế giới.

Nhưng “khi biên giới thương mại đóng lại, binh lính sẽ đi qua” là bài học lịch sử không dành riêng cho bất cứ quốc gia nào.

Mới đây nhất, một số quốc gia đã có hành động “loại bỏ” công ty công nghệ Trung Quốc Huawei ra khỏi cơ sở hạ tầng internet tốc độ cao 5G của họ như một ví dụ khác về sự thống nhất quốc tế này đối với Trung Quốc. Rõ ràng, đây là một thách thức nghiêm trọng với chính quyền Bắc Kinh.

Chỉ mới vừa hôm thứ ba, Vương quốc Anh đã tuyên bố loại bỏ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei khỏi mạng 5G của họ, trong một chiến thắng lớn cho chính quyền Trump, nơi đã gây áp lực cho các đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ phải làm điều như vậy trong nhiều tháng qua. 

Mỹ, Úc và Nhật Bản đã ban hành lệnh cấm một cách triệt để hoặc lên kế hoạch loại bỏ các sản phẩm của Huawei khỏi cơ sở hạ tầng không dây tốc độ cao của họ.

Mặc dù các quyết định này có thể không được đưa ra cùng nhau, nhất thiết, nhưng các quốc gia này đang theo dõi chặt chẽ các quyết định của nhau.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ - Trung và "ám ảnh" định luật Cardwell
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO