Sàn thương mại điện tử trong nước thiếu "sân chơi" cho các nhà bán hàng

LÊ SÁNG 21/07/2021 05:54

Lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) dù chứng kiến tốc độ tăng trưởng năm liên tục ở mức 2 con số nhưng lực lược “chủ công” là các Sàn TMĐT lại đang thiếu những sân chơi cho các nhà bán hàng.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thì tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016-2019 hoảng 30%. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Báo cáo dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và đạt quy mô 15 tỷ USD. Còn theo Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam 2020, có 42% dân số Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến, với tỷ lệ tăng trưởng đạt 25%/năm đưa Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT thuộc top 3 khu vực Đông Nam Á.

Nhiều nhà bán hàng trên các Sàn TMĐT cũng như

Theo chia sẻ của những nhà bán hàng trên các Sàn TMĐT thì gần như họ đang phải "tự bơi" để bán hàng trên các nền tảng này.

Tuy nhiên, theo quan sát của một số chuyên gia trong lĩnh vực này thì lực lượng chủ công của TMĐT tại Việt Nam là các Sàn giao dịch TMĐT như Sendo, Lazada, Shopee, Tiki,… lại chủ yếu đang chủ yếu “đốt tiền” thông qua các chiến dịch quảng bá, hỗ trợ giảm giá, miễn phí vận chuyển,… mà chưa thực sự chú ý đến việc tạo ra một sân chơi thực sự chất lượng cho các nhà bán hàng trên các nền tảng của mình.

Theo đó các nhà bán hàng, chủ yếu là cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ, một số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia vào nền tảng của các sàn TMĐT bên cạnh những sự hỗ trợ, hướng dẫn còn tương đối hạn chế thì chủ yếu là phải “tự thân vận động”, tìm hiểu về cách thức đăng sản phẩm, vận hành gian hàng. Như anh Đỗ Linh, chủ một cửa hàng truyền thống tại Hà Nội chuyên kinh doanh linh kiện điện tử tự chế (DIY) trên các sàn TMĐT chia sẻ thì hiện các nhà bán hàng như anh gần như vẫn phải tự tìm tòi để vận hành chứ tại Việt Nam chưa có được những sự kiện Lễ hội bán hàng như Trung Quốc và các nước.

Được biết, vừa qua, tại Trung Quốc, “ông lớn” TMĐT Alibaba đã tổ chức một cuộc họp báo trực tuyến cho Lễ hội Nhà bán hàng Taobao (Taobao Maker Festival – TMF) lần thứ sáu tại Thượng Hải với khuôn viên sự kiện rộng đến 30.000 m2.

Về sự kiện này, chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Chris Tung, Giám đốc tiếp thị của Tập đoàn Alibaba cho rằng tại TMF năm 2021 nhiều nhà bán hàng dưới 30 tuổi đã tham gia lễ hội trong những năm gần đây. Độ tuổi trung bình của năm nay là 30 và sự xuất hiện của những cá nhân bán hàng trẻ tuổi ngày càng nhiều và họ bắt đầu có mong muốn biến sự sáng tạo và đam mê đổi mới của mình thành các giải pháp kinh doanh khả thi, đưa ra các sản phẩm mới lạ, từ đó tạo ra một nền tảng mạnh mẽ và năng động.

Cũng theo ông Chris Tung thì sự kiện TMF cũng chính là dịp để nền tảng TMĐT Taobao tiếp tục giới thiệu các giải pháp hỗ trợ nhà bán hàng trong việc thiết lập cửa hàng, giảm chi phí vận hành, tăng cường sự phát triển của người bán, đồng thời cung cấp các công cụ và hệ thống mới, làm nền tảng vững chắc cho những nhà bán hàng trẻ phát triển kinh doanh.

Ông Chris Tung, Giám đốc tiếp thị của Tập đoàn Alibaba

Ông Chris Tung, Giám đốc tiếp thị của Tập đoàn Alibaba

Chia sẻ cho câu hỏi về việc điểm nhấn tạo nên những sự tăng trưởng cho Taobao mà các nền tảng nền tảng TMĐT tại các nước đang phát triển như Việt Nam có thể tham khảo, vị Giám đốc tiếp thị của Tập đoàn Alibaba cho rằng trọng tâm là việc tập trung đi sâu vào trải nghiệm của khách hàng, dựa trên nội dung, đề xuất và tương tác phong phú hơn, giúp việc mua sắm trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn. Những trải nghiệm này gồm có livestream, video ngắn, Hỏi-Đáp cộng đồng, và một nền tảng hoàn toàn tùy chỉnh và có thể cá nhân hóa tùy vào người dùng.

Bên cạnh đó nhận định về việc đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến các nền tảng TMĐT, ông Chris Tung nhận định “hầu hết chúng ta đều đã dành nhiều thời gian hơn ở nhà kể từ khi đại dịch xảy ra. Do đó, lối sống và thói quen của mọi người đã thay đổi để thích ứng với điều này và các sản phẩm liên quan đến gia dụng đã được chú ý nhiều hơn. Tôi tin rằng đại dịch cũng đã khuyến khích mọi người nhìn nhận lại và ưu tiên các mối quan hệ với những người thân cũng như chất lượng cuộc sống. Điều này có nghĩa là nhu cầu đối với các sản phẩm làm cho không gian cá nhân trở nên thuận tiện và thú vị sẽ gia tăng.”

Theo đó, ông Chris Tung cũng nhận định những chuyển dịch nói trên đã và sẽ mang đến cho những nhà bán hàng sáng tạo những ý tưởng mới và thú vị để phát triển các cải tiến cho ngôi nhà và các sản phẩm có chức năng hữu ích cho khách hàng như những sự đột phá hơn trong các sản phẩm cá nhân hóa, kết cấu và vật liệu được sử dụng để tạo ra chúng, từ nến thơm độc đáo đến đồ nội thất acrylic, tượng nhỏ và đồ đan,…

Có thể bạn quan tâm

  • Alibaba tái cấu trúc tài chính, thu xếp các khoản tiền phạt khổng lồ

    Alibaba tái cấu trúc tài chính, thu xếp các khoản tiền phạt khổng lồ

    05:10, 16/06/2021

  • Tập đoàn Alibaba rót vốn vào nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Masan

    Tập đoàn Alibaba rót vốn vào nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Masan

    04:29, 19/05/2021

  • Amazon và Alibaba “cuộc chiến tranh lạnh” ở Việt Nam

    Amazon và Alibaba “cuộc chiến tranh lạnh” ở Việt Nam

    03:23, 28/06/2021

  • Vì đâu Bắc Kinh tiếp tục “săn đuổi” Jack Ma và Alibaba?

    Vì đâu Bắc Kinh tiếp tục “săn đuổi” Jack Ma và Alibaba?

    05:00, 22/04/2021

  • Alibaba bị phạt 2,8 tỷ USD trong cuộc điều tra chống độc quyền

    Alibaba bị phạt 2,8 tỷ USD trong cuộc điều tra chống độc quyền

    05:10, 11/04/2021

  • Cơn bĩ cực của Alibaba chưa kết thúc

    Cơn bĩ cực của Alibaba chưa kết thúc

    11:00, 12/04/2021

LÊ SÁNG