Cơn bĩ cực của Alibaba chưa kết thúc

Diendandoanhnghiep.vn Khoản phạt 2,75 tỷ USD đối với Alibaba của tỷ phú Jack Ma chỉ chiếm một phần nhỏ doanh thu của tập đoàn. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ thực sự không nằm ở đó.

Cục Quản lý thị trường Trung Quốc (SAMR) hôm 10/4 thông báo phạt Alibaba 18 tỷ NDT, tương đương 2,75 tỷ USD vì vi phạm các quy định về chống độc quyền. Đây là khoản phạt kỷ lục đối với một công ty Trung Quốc. Điều đáng nói, khoản phạt của Alibaba được đưa ra sau cuộc điều tra chống độc quyền kéo dài chỉ 4 tháng - tốc độ nhanh chóng mặt so với các cuộc điều tra tương tự ở Mỹ hay châu Âu.

Trước Alibaba, nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ cũng đã chịu khoản phạt gần 1 tỷ USD hồi năm 2015, cơ quan quản lý chống độc quyền của Trung Quốc đã kết thúc cuộc điều tra kéo dài một năm.

"Vòng kim cô" đã định

Theo CNN, SAMR cho biết Alibaba đã buộc các tiểu thương chọn một trong hai nền tảng để kinh doanh, thay vì được sử dụng cả hai. Giới chức Trung Quốc cho rằng chính sách này, cùng nhiều động thái khác, đã giúp Alibaba củng cố vị thế trên thị trường và giành lợi thế không công bằng trước các đối thủ.

Alibaba cũng bị yêu cầu phải thực thi việc "sửa đổi toàn diện" gồm cả việc thắt chặt kiểm soát nội bộ, duy trì cạnh tranh công bằng, bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh trên các nền tảng và quyền lợi của người tiêu dùng. Công ty cũng bị yêu cầu phải đề xuất các báo cáo về việc tự điều chỉnh với chính quyền trong 3 năm liên tiếp. Về phần mình, Alibaba cho biết họ sẽ thấp nhận hình phạt này và sẽ tuân thủ đúng quy định.

Án phạt 2,8 tỉ USD tương đương với 4% doanh thu của Alibaba năm 2019 và cũng là khoản phạt lớn nhất về độc quyền đến nay tại Trung Quốc.

Án phạt 2,8 tỉ USD tương đương với 4% doanh thu của Alibaba năm 2019 và cũng là khoản phạt lớn nhất về độc quyền đến nay tại Trung Quốc.

"Alibaba sẽ không thể đạt được kết quả tăng trưởng hiện có nếu không nhờ những chính sách và dịch vụ của chính phủ. Đồng thời, sự giám sát, lượng thứ và ủng hộ từ tất cả khách hàng nội địa là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của chúng tôi", Alibaba cho biết trong một bức thư công khai sau khi nhận án phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD. "Với những điều này, chúng tôi dành tất cả sự cảm ơn và tôn trọng".

Theo Bloomberg, động thái của Alibaba cho thấy sự kỳ lạ trong chiến dịch siết chặt quản lý các hãng công nghệ lớn tại Trung Quốc so với ở những nơi khác trên thế giới. Hình phạt này một lần nữa khẳng định thông điệp của giới chức Trung Quốc rằng các tập đoàn lớn có hành vi cạnh tranh không công bằng sẽ phải trả giá.

Một số chuyên gia nhận định 2,75 tỷ USD là khoản phí quá nhỏ để xóa bỏ "bóng đen quy định" đang phủ lên tương lai của Alibaba. "Khoản tiền phạt kỷ lục dành cho Alibaba có thể xóa bỏ những lo ngại pháp lý đã đè nặng lên công ty kể từ khi cuộc điều tra chống độc quyền bắt đầu hồi cuối tháng 12", các nhà phân tích Vey-Sern Ling và Tiffany Tam của Bloomberg Intelligence nhận định.

Theo Zing, hồi năm 2015, theo cơ quan quản lý Trung Quốc, Qualcomm chịu phạt vì tính phí cấp phép cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh dựa trên tổng chi phí của những bộ phận trong một thiết bị, bao gồm cả các bộ phận hãng không cung cấp. Hành động này làm tăng giá tiền một cách giả tạo.

Để khắc phục, hãng phải cung cấp giấy phép cho một số bằng sáng chế và tách những bằng sáng chế khác nhau trong danh mục. Và điều quan trọng nhất là Qualcomm vẫn được phép thu phí trên toàn bộ thiết bị, chỉ cần giảm 35% giá.

Trong khi đó, rủi ro thực sự đối với Alibaba là sự thay đổi lớn trong mô hình kinh doanh.

Các nền tảng của Alibaba, bao gồm Taobao và Tmall, thu hút người tiêu dùng bởi hầu hết mặt hàng đều được bán tại đó, thậm chí nhiều sản phẩm không có ở nơi khác. Tuy nhiên, SAMR nhấn mạnh rằng cách làm phản cạnh tranh của Alibaba sẽ làm tổn thương người tiêu dùng, hạn chế sự đổi mới và dòng chảy tự do của các dịch vụ.

Nói cách khác, việc một doanh nghiệp duy nhất thống trị thị trường sẽ ngăn các doanh nghiệp và ý tưởng mới khác xuất hiện.

"Mây đen" đã thực sự tan?

Nhiều nhà phân tích nhận định Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục siết chặt kiểm soát đối với các hãng internet và công nghệ tài chính khổng lồ - chiến dịch đã "thổi bay" hơn 250 tỷ USD vốn hóa của Alibaba từ tháng 10/2020.

Động thái thỏa hiệp nhanh chóng của Alibaba cho thấy sự dễ tổn thương của đại gia công nghệ này trước các hành động pháp lý của giới chức. 

Một điều được cho là lợi thế của Alibaba là việc đảm bảo độc quyền sản phẩm đang dần mất đi. Việc một số cửa hàng giảm số hàng bán trên nền tảng của công ty có thể hiến danh tiếng của hãng có thể bị sa sút nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, ngoài mảng thương mại điện tửm Alibaba còn phát triển mảng giao đồ ăn và giải trí. Hai mạng lưới này từng được coi là "sức mạnh tổng hợp giữa các công ty" thuộc Alibaba.

Alibaba rơi vào tầm ngắm của nhà chức trách từ cuối năm ngoái, bắt đầu từ vụ IPO khủng của Ant Group - công ty liên kết của Alibaba - bị đình chỉ - Ảnh: AP

Alibaba rơi vào tầm ngắm của nhà chức trách từ cuối năm ngoái, bắt đầu từ vụ IPO khủng của Ant Group - công ty liên kết của Alibaba - bị đình chỉ.

"Nhưng công ty có thể gặp khó vì chính sự khoe khoang đó", cây bút Tim Culpan của Bloomberg bình luận. Hồi tháng 11/2020, kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của Ant Group đột ngột bị hoãn. Vài tuần sau đó, chính quyền Bắc Kinh mở cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Alibaba.

Cũng trong tháng 11, SAMR đã đưa ra các quy định mới có thể chấm dứt trình trạng trợ cấp chéo. Những hoạt động khác như sử dụng dữ liệu để nhắm đến các khách hàng cụ thể cũng có khả năng bị cấm.

"Như vậy, mọi thế mạnh của Alibaba, từ cơ sở người dùng khổng lồ, khả năng đánh chiếm nhiều mảng kinh doanh và lượng dữ liệu khổng lồ, đang trở thành mục tiêu bị các cơ quan quản lý của Trung Quốc nhắm đến", Culpan nhận định.

Theo VnEconomy, hiện tại, chưa rõ các cơ quan quản lý của Trung Quốc có thể đưa ra những quyết định pháp lý nào khác nữa đối với Alibaba. Theo giới thạo tin, giới chức Bắc Kinh đang quan ngại về khả năng thao túng dư luận của Alibaba và muốn buộc công ty này rút vốn khỏi hàng loạt tờ báo, công ty truyền thông, bao gồm tờ báo 117 năm tuổi South China Morning Post.

Theo Bloomberg, một hãng công nghệ khổng lồ khác là Tencent sẽ là mục tiêu tiếp theo của các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu Trung Quốc. Ngân hàng trung ương Trung Quốc được cho là đang thảo luận về việc thành lập một liên doanh với các hãng công nghệ lớn trong nước nhằm giám sát lượng dữ liệu khổng lồ mà các công ty này thu về từ hàng trăm triệu người dùng. Đây có thể sẽ là bước leo thang lớn trong chiến dịch kiểm soát lĩnh vực internet của Trung Quốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơn bĩ cực của Alibaba chưa kết thúc tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713589974 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713589974 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10