“Xử lý rác hữu cơ thành gà và trứng gà”

PHƯƠNG NHI 20/07/2022 11:00

Chương trình “Xử lý rác hữu cơ thành gà và trứng gà” với mục tiêu chuyển chất thải hữu cơ thành thức ăn chăn nuôi gà và sản xuất trứng gà.

>>Thị trường thực phẩm hữu cơ Việt: Nhiều tiềm năng lắm thách thức

Dự án Larva Yump/do Mondelez Kinh Đô Việt Nam và Mondelez International’s Sustainable Futures tài trợ

Dự án Larva Yum do Mondelez Kinh Đô VN và Mondelez International’s Sustainable Futures tài trợ

Dự án tái sinh rác hữu cơ bằng ấu trùng ruồi lính đen – Larva Yum  do  Công ty Green Connect thực hiện trong giai đoạn 2022 – 2023 với tổng ngân sách là 30.000 USD do Mondelez Kinh Đô Việt Nam và Mondelez International’s Sustainable Futures tài trợ. Đây là mô hình tiên phong trong ngành sản xuất thực phẩm công nghiệp hiện nay.

Dự án dự kiến xỷ lý tổng cộng 5.400 tấn rác thực phẩm trong nửa năm 2022, và có thể tạo ra 3.000 – 5.000 quả trứng gà hữu cơ mỗi ngày. Đồng thời giúp giảm giá thành cho sản phẩm trứng gà nhân đạo không sử dụng chuồng lồng. Dự án cũng cho phép Green Connect có thể thu gom chất thải thực phẩm từ nhà máy Bình Dương của Mondelez Kinh Đô với khối lượng từ 5 tấn mỗi tháng để chế biến thành thức ăn chăn nuôi.

>>"Cú hích" cho nông nghiệp hữu cơ

 ấu trùng lính ruồi đenMang vòng đời mới cho rác thải

Ấu trùng lính ruồi đen mang vòng đời mới cho rác thải

Hiện nay rác hữu cơ trên toàn quốc đang gây ô nhiễm môi trường chiếm đến 75% lượng rác thải ra mà vẫn chưa có cách thức nào giải quyết triệt để ngoài việc đốt và chôn lấp. Việc tìm ra một mô hình tập trung vào việc nâng cấp, tìm kiếm các giải pháp bền vững cho chất thải thay vì thu gom chất thải đơn giản cho các bãi chôn lấp là điều vô cùng cấp bách.

Trước thực tế đó, Công ty Cổ phần Green Connect hiện đang triển khai các sáng kiến hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và kinh tế tuần hoàn, trong đó có dự án Larva Yum - mô hình xử lý rác hữu cơ ứng dụng ấu trùng ruồi lính đen. Dự án Larva Yum có thể giúp giảm lượng rác hữu cơ tại TP.HCM, cụ thể là tại các chuỗi nhà hàng tại TP. HCM thông qua việc thu gom các phế phụ phẩm (food waste) và ứng dụng mô hình ủ men vi sinh và cho ấu trùng ruồi lính đen “ăn” rác thải hữu cơ này. Sản phẩm đầu ra là ấu trùng, phân ấu trùng và các chiết xuất từ ấu trùng dùng thực phẩm chăn nuôi gà và tạo ra một dòng gà và trứng gà nhân đạo (free range chicken) được nuôi từ ấu trùng ruồi lính đen và dược liệu, cám, bắp, bột, ủ cùng men vi sinh.

Vòng tuần hoàn: Từ rác thải hữu cơ đến trứng gà nhân đạo

Vòng tuần hoàn: Từ rác thải hữu cơ đến trứng gà nhân đạo

Ông Huỳnh Hạnh Phúc, Giám Đốc Điều Hành và Nhà Sáng Lập Công ty Green Connect chia sẻ: “Tôi có một niềm tin mạnh mẽ về việc sử dụng những quả trứng gà nhân đạo trong một số sản phẩm tiêu dùng sẽ tạo nên một hiệu ứng tích cực để người nuôi gà gia tăng phúc lợi cho vật nuôi. Tôi mong rằng dự án sẽ truyền cảm hứng cho các phong trào khởi nghiệp từ rác thải, và từ đó tìm mọi cách để tạo ra vòng đời mới cho rác thải”.

Hiện tại, Green Connect đã nuôi 500 con gà giống tại Huyện Vĩnh Cửu , Đồng Nai. Theo dự kiến từ này đến cuối năm sẽ phát triển khoảng 5.000 con. Về giá thành trứng hiện chưa ra thị trường, nhưng giá thành sẽ cao hơn trứng thường đang bán trên thị trường, ông Huỳnh Hạnh Phúc cho biết thêm...

Chia sẻ về hợp tác này, ông Bùi Khánh Nguyên, Giám Đốc Truyền Thông và Đối Ngoại công ty Mondelez Kinh Đô cho biết: "Là doanh nghiệp quan tâm đến phát triển bền vững, Mondelez Kinh Đô không ngừng nỗ lực đóng góp vào việc giảm thiểu tác động đến môi trường và xử lý rác thải. Chúng tôi hỗ trợ mô hình kinh doanh bền vững của dự án Larva Yum của doanh nghiệp Green Connect nhằm giúp đối tác đạt mục tiêu tuần hoàn rác thải".

Dự án ý nghĩa này cũng sẽ góp phần thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, giúp tạo ra giá trị dài hạn cho doanh nghiệp, môi trường, xã hội, và góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu dài hạn của Mondelez Kinh Đô là doanh nghiệp sản xuất thức ăn nhẹ phát triển bền vững tại Việt Nam.

"Thông qua hợp tác này, dự án gửi đi những thông điệp về môi trường, rác thải hữu cơ, và nông nghiệp bền vững. Trở thành mô hình xử lý rác hữu cơ để người dân và đặc biệt là các bạn trẻ tìm hiểu, từ đó giúp nâng cao nhận thức và thói quen sống", ông Nguyên nói thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường thực phẩm hữu cơ Việt: Nhiều tiềm năng lắm thách thức

    Thị trường thực phẩm hữu cơ Việt: Nhiều tiềm năng lắm thách thức

    11:00, 10/08/2018

  • “Chen chân” lên kệ siêu thị của sản phẩm hữu cơ

    “Chen chân” lên kệ siêu thị của sản phẩm hữu cơ

    05:00, 14/12/2021

  • Cần có hệ thống tiêu chuẩn chứng nhận rõ ràng cho sản phẩm hữu cơ

    Cần có hệ thống tiêu chuẩn chứng nhận rõ ràng cho sản phẩm hữu cơ

    09:05, 18/12/2019

  • Startup Hoa Nắng kiên trì theo đuổi sản phẩm hữu cơ

    Startup Hoa Nắng kiên trì theo đuổi sản phẩm hữu cơ

    12:18, 05/09/2019

  • Cơ hội từ thị trường sản phẩm hữu cơ

    Cơ hội từ thị trường sản phẩm hữu cơ

    00:00, 01/05/2019

PHƯƠNG NHI