Thị trường thực phẩm hữu cơ Việt: Nhiều tiềm năng lắm thách thức

Diendandoanhnghiep.vn Với xu hướng “Tiêu dùng an toàn”, thị trường thực phẩm Ogranic Việt được xem là thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực có nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp.

Thị trường nhiều tiềm năng

Hiện nay, khi kinh tế phát triển nhu cầu “ăn no, mặc ấm” của người dân đã được chuyển sang “ăn ngon, mặc đẹp”. Trong vài năm gần đây, xu hướng này đang dần được chuyển sang xu hướng “Tiêu dùng an toàn”, mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng (NTD) Việt là thực phẩm an toàn và bảo vệ sức khỏe, đây được xem là một tiềm năng lớn đối với các doanh nghiệp ngành Nông nghiệp Công nghệ cao.

Nắm bắt được xu hướng này, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực Thực phẩm sạch, thực phẩm Hữu cơ (Organic) như: Tập đoàn VinGroup, Vinamit, Saigon Co.op, AEON, Big C, Satra Food...sản phẩm từ những doanh nghiệp này cung ứng ra thị trường bước đầu đã được NTD trong nước đón nhận.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Tại Hội nghị Toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp năm 2018.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc Tại Hội nghị Toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp năm 2018.

Tại Hội nghị Toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: "Nhu cầu tiêu dùng trong nước, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ rất phát triển, chia sẻ những kinh nghiệm, nhận thức về sản phẩm hữu cơ, nhận diện khó khăn thách thức cơ chế, thể chế trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Điều đó đề ra phương hướng để đề xuất Chính phủ chỉ đạo rõ hơn, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong nông nghiệp hữu cơ" .

Theo TS. Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp Hội các nhà Bán lẻ Việt Nam, thị trường bán lẻ Việt Nam đang là một bức tranh đa dạng và nhiều màu sắc, với nhiều mô hình sản xuất và thương mại như: Người sản xuất – Thương lái tự do; Người sản xuất – Doanh nghiệp bao tiêu; Người sản xuất chủ động bán hàng. Trong đó, 85% được tiêu thụ qua các kênh truyền thống và 15% qua các kênh hiện đại (siêu thị, đại siêu thị, các cửa hàng tiện lợi…). “NTD đã có thêm nhiều kênh để tiếp cận các loại nông sản sạch, nông sản hữu cơ. Tuy nhiên, mạng lưới bán lẻ các mặt hàng này hiện vẫn chưa rộng và chưa nhiều”, TS. Loan chia sẻ.

 

Nhưng cũng lắm thách thức

Bên cạnh những tiềm năng vốn có, thị trường thực phẩm Hữu cơ Việt cũng đang đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Theo TS. Đinh Thị Mỹ Loan, khó khăn lớn nhất của thị trường thực phẩm Hữu cơ hiện nay là vướng mắc trong khâu liên kết sản xuất và tiêu dùng. Những khó khăn này xuất phát từ cả ba phía, người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà phân phối bán lẻ.

Các sản phẩm nông sản Ogranic hiện nay rất đa dạng về chủng loại và bước đầu đã được NTD trong nước đón nhận.

Các sản phẩm nông sản Ogranic hiện nay rất đa dạng về chủng loại và bước đầu đã được NTD trong nước đón nhận.

Đối với người tiêu dùng, bà Loan cho rằng, NTD hiện nay khó có thể truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm, khó tìm hiểu quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất; Không kiểm soát được các khâu chế biến hậu thu hoạch; Không biết thông tin về bảo quản, bảo quản và vận chuyển …; không tìm được nguồn nông sản phù hợp.

Đối với Nhà sản xuất, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ lại cần phải tuân thủ bộ TCVN về nông nghiệp hữu cơ (có hiệu lực từ 29/12/2017); Không nắm được công nghệ sản xuất an toàn; Không chủ động được truyền thông thị trường; Thiếu liên kết thông tin với nhà bán lẻ và người tiêu dùng; Yếu trong năng lực cạnh tranh thị trường: Mẫu mã, bao bì; Ít được tiếp cận các chương trình nâng cao năng lực; Phụ thuộc vào thương lái tự do/ doanh nghiệp bao tiêu.

Trong khi đó, các nhà phân phối, bán lẻ lại không có tính ổn định về nguồn hàng; Rủi ro về đảm bảo chất lượng do nhà sản xuất dễ phá vỡ hợp đồng; Chịu chi phí truyền thông, xây dựng hệ thống, lưu kho, vận chuyển, bảo  quản,… và cái lớn nhất là khó khăn trong việc xây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng.

Tiềm năng và thách thức của thị trường Thực phẩm Hữu cơ Việt Nam hiện nay đang rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm Kết nối sản xuất với tiêu dùng, kéo sản phẩm hữu cơ về với giá trị thật và phổ biến hơn, thông qua sự tham gia của các nhà bán lẻ. Đây có thể coi là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp.

6 giải pháp cho Thị trường thực phẩm Hữu cơ Việt

Thứ Nhất: Xây dựng Cổng thông tin minh bạch

TS. Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam

TS. Đinh Thị Mỹ Loan –

Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam

Đối với Người sản xuất cần công bố địa điểm, quy mô, quy trình sản xuất; Cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Đối với Doanh nghiệp/ Nhà bán lẻ cần phải kiểm soát và công bố quy trình chế biến, bảo quản hậu thu hoạch, vận chuyển, phân phối và bán lẻ; Cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng: nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất. Còn đối với NTD cần chủ động kiến thức về nông sản sạch/ nông sản hữu cơ; chủ động đóng góp ý kiến về sản phẩm: Nhu cầu, chất lượng, đóng gói, …Hợp tác với nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong công tác truy xuất và định giá sản phẩm.

Thứ Hai: Xây dựng  các cộng đồng tiêu dùng

Trang bị kiến thức về nông sản sạch, nông sản hữu cơ; cùng tham gia vào quá trình giám sát, sản xuất và thương mại; tham gia vào chuỗi bán lẻ, phân phối bằng các đơn hàng mua chung.

Thứ Ba: Xây dựng các kênh liên kết truyền thông

Minh bạch thông tin giữa NSX – NBL – NTD; Nâng cao vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát chất lượng, chứng nhận, truyền thông đại chúng; Các tổ chức NGOs: AVR, VOAA, … thống nhất hệ thống thông tin giữa các thành viên. Sử dụng mạng lưới truyền thông của hội/hiệp hội để quảng bá hình ảnh cơ sở/ sản phẩm nông sản uy tín; Báo chí hỗ trợ nhà sản xuất giới thiệu quy trình, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, hỗ trợ người tiêu dùng thông tin minh bạch.

Thứ Tư: Xây dựng các hệ sinh thái bán lẻ liên kết

Lập bản đồ các điểm bán của hệ thống nông sản sạch, nông sản hữu cơ; Liên kết giữa các nhà bán lẻ để hợp tác với các vùng sản xuất, cân đối nguồn nông sản; Liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất: Xây dựng vùng nông sản; Cùng chia sẻ các tài nguyên về truyền thông và quảng cáo tới người tiêu dùng; Thành lập liên minh bán lẻ trong lĩnh vực nông sản

Thứ Năm: Hỗ trợ đào tạo người tiêu dùng

Truyền thông thay đổi nhân thức người tiêu dùng về thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ; Đào tạo kiến thức nhận biết, truy suất nguồn gốc thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ; Xây dựng các chương trình truyền thông lan truyền trong cộng đồng với các tình nguyện viên.

Thứ Sáu: Kết nối giao tiếp và đối thoại

Thông qua các hình thức giao tiếp: Hội chợ, hội thảo; Nâng cấp quy chuẩn hàng hóa, bao bì, đóng gói với sự góp ý của người tiêu dùng; Sử dụng mạng xã hội tạo ra những nhóm cộng đồng nông sản minh bạch để kết nối và tương tác.

TS. Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường thực phẩm hữu cơ Việt: Nhiều tiềm năng lắm thách thức tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714430496 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714430496 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10