Chiến lược mới của Nokia
Chia sẻ tại sự kiện 'Amplify Vietnam' mới đây, Nokia thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn trong việc hỗ trợ tiến trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế của Việt Nam.
>>Đằng sau sự thay đổi của Nokia
Cụ thể, đặt mục tiêu đưa Nokia trở thành tập đoàn hàng đầu về đổi mới công nghệ cho khách hàng doanh nghiệp (B2B), phát triển các giải pháp mạng tiên tiến và tạo ra những tiến bộ về công nghệ B2B. Nokia mong muốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (CSP) Việt Nam để mở ra các tiềm năng số cũng như nắm bắt đầy đủ các cơ hội mà tiến trình chuyển đổi số mang lại.
Ông Rubén M. Flores, Tổng Giám đốc Nokia Việt Nam chia sẻ, có mặt tại Việt Nam từ năm 1993, đơn vị này đã đóng góp của mình trong việc thúc đẩy tiến trình triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam và cách họ hỗ trợ cho khách hàng tham gia sâu hơn vào thế giới số, đa bên và liền mạch hơn. Từ với dự án đầu tiên là mạng 2G của MobiFone, hiện Nokia đã cung cấp thiết bị 5G cho cả VNPT, Viettel và MobiFone.
Thông qua những cải tiến mới nhất, lãnh đạo Nokia Việt Nam chia sẻ mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp chủ chốt tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong bối cảnh thương mại hóa dịch vụ 5G đang đến gần, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên chuyển đổi. Nokia cũng lên chiến lược mới cùng các nhà mạng khai phóng tiềm năng to lớn của hạ tầng mạngvà tạo ra tác động lâu dài.
Cũng chia sẻ tại sự kiện, ông Hoàng Ngọc Thức, Giám đốc Công nghệ (CTO) Nokia Việt Nam cho biết, Việt Nam đã thử nghiệm 5G tại Việt Nam từ năm 2020 và đã có những kết quả nhất định.
Hiện Nokia Việt Nam cũng đã đủ điều kiện để triển khai mạng 5G, được ứng dụng mạnh mẽ vào các lĩnh vực như: thành phố thông minh, bến cảng, các nhà máy sản xuất công nghiệp, thực tế ảo.
>>“Lực đẩy” năng suất số
Đại diện Nokia cũng nhấn mạnh, xây dựng mạng 5G cũng như việc xây dựng đường cao tốc đó là hạ tầng băng rộng để thúc đẩy chuyển đổi số cho người dân và xã hội. Tuy nhiên, để có được băng rộng này thì việc đấu giá tăng tần cần được triển khai mạnh mẽ hơn. Để triển khai mạng 5G cần 60 MHz trở lên đến 100 MHz. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng dịch vụ thì mỗi nhà mạng cần từ 80 MHz trở lên.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Nokia đã trình diễn các giải pháp mà đơn vị này đã triển lãm tại Mobile World Congress 2023 năm nay, như anyRAN- được thiết kế để giúp các nhà mạng và doanh nghiệp di động có thêm nhiều lựa chọn để xây dựng và phát triển mạng truy cập vô tuyến của mình;
Định tuyến Ethernet 800 Gigabit (800GE) là công nghệ mạng IP thế hệ tiếp theo, cho phép các nhà khai thác mạng nâng cấp giao diện thiết bị định tuyến lên 800 Gb/s.
Các nền tảng hỗ trợ PSE-6s của Nokia được thiết kế để giúp các nhà khai thác mạng đảm bảo rằng, mạng truyền tải quang của họ có thể mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về dung lượng, cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ tốc độ siêu cao, bao gồm 400GE và 800GE, đồng thời hạ thấp mức tiêu thụ điện năng của mạng. Bên cạnh đó là phần mềm mạng lõi dưới dạng dịch vụ (SaaS); NetGuard Cybersecurity Dome.
Có thể bạn quan tâm
MobiFone và Nokia: Ký kết thoả thuận hợp tác các công nghệ 5G và Cloud hóa hạ tầng
16:02, 28/02/2023
Đằng sau sự thay đổi của Nokia
04:00, 28/02/2023
Nokia chuẩn bị xây mạng viễn thông trên… Mặt trăng
05:05, 16/10/2022
"Quá khứ" khởi nghiệp của các tập đoàn lớn: Nokia bán giấy vệ sinh, Samsung sản xuất cá khô?
04:23, 06/06/2022