Công bố định kỳ tỷ trọng kinh tế số trong GDP hàng quý
Các ngành sản xuất thiết bị điện tử và công nghệ đang có đóng góp vào sự phát triển kinh tế số ICT ở một số địa phương.
>>>Tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế số
Vụ Kinh tế số và xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa công bố kết quả của Báo cáo thường niên kinh tế số Việt Nam 2022. Kết quả từ Báo cáo cho thấy, tỷ trọng kinh tế số trên GDP của cả nước năm 2021 là 11,91% và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022, đạt 14,26%. Trong đó, kinh tế số ICT (công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông) có tỷ trọng đóng góp hơn 9% vào GDP, trở thành trụ cột chính, tạo tác động lan tỏa đến sự phát triển công nghệ số và các ngành nghề, lĩnh vực khác.
Xét ở cấp độ tỉnh thành, nhóm, trên cơ sở tính toán sơ bộ tỷ trọng kinh tế số trên GRDP, Báo cáo cũng cho thấy, có 5 địa phương có tỷ trọng kinh tế số trên 20%; 13 địa phương có tỷ trọng từ 10 - 20%; 43 địa phương có tỷ trọng từ 5 - 10% và có 2 địa phương đạt tỷ trọng dưới 5%.
Ở nhóm dẫn đầu, vượt qua các thành phố lớn trực thuộc trung ương, Bắc Ninh đã trở thành địa phương có tỷ trọng kinh tế số trên GRDP cao nhất, đạt 56,83%. Tiếp theo là Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc.
Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số Trần Minh Tuấn đánh giá: 5 tỉnh dẫn đầu về kinh tế số ICT đều có thế mạnh từ việc sản xuất thiết bị điện tử, công nghệ lớn. Trong đó, 4/5 tỉnh, thành nằm trong nhóm 10 địa phương thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước.
Đánh giá mức độ lan tỏa công nghệ số, ICT trong các ngành, hoạt động kinh tế khác, theo Báo cáo, 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu là Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế.
Xét về lĩnh vực, ngành nghề, mức độ ứng dụng công nghệ số tăng trưởng mạnh nhất thuộc về lĩnh vực dịch vụ bao gồm: hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (khoảng 19%); y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (16%); hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc (14%); giáo dục và đào tạo (13%)... Ở chiều ngược lại, nhóm các ngành, lĩnh vực có mức độ lan tỏa ICT thấp nhất là khai khoáng; xây dựng; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải...
Để tranh thủ nguồn lực nhằm mang lại kết quả lớn nhất về kinh tế số, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng xác định 5 lĩnh vực chính cần tập trung thúc đẩy là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; dệt may; logistics; nông nghiệp và du lịch.
Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển công cụ hỗ trợ công tác tổng hợp, đo lường, giám sát tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế số, kết nối tới các tỉnh, thành phố, tới mạng lưới chuyên gia tư vấn kinh tế số. Dự kiến, bộ công cụ này được công bố vào tháng 11/2023.
Trên cơ sở đó, cho phép các địa phương sử dụng để đo lường kinh tế ICT của tỉnh, thành theo từng quý. Định kỳ hàng quý sẽ công bố tỷ trọng kinh tế số trong GDP.
Có thể bạn quan tâm
Hệ sinh thái số giúp đổi mới quản trị doanh nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế số
00:01, 16/09/2023
VNPT tham dự diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 1
09:30, 15/09/2023
ASEAN "bắt tay" Nhật Bản thúc đẩy kinh tế số
03:30, 13/09/2023
Chuyển đổi tăng trưởng theo chiều sâu bằng kinh tế số
21:15, 23/08/2023
Thương mại điện tử bền vững đồng hành cùng nền kinh tế số
09:59, 07/07/2023
VNG đẩy mạnh hạ tầng trung tâm dữ liệu cho nền kinh tế số
14:01, 20/04/2023
Khi kinh tế số vẫn còn là “ẩn số”
17:38, 13/04/2023
VBF 2023: Việt Nam cần tận dụng tốt hơn các đầu tư về kinh tế số từ Mỹ
17:44, 19/03/2023
Chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế số
11:00, 17/02/2023
Chuyển đổi số theo chiều sâu: Thu hút đầu tư hạ tầng kinh tế số
03:00, 02/02/2023
Doanh nghiệp số động lực phát triển kinh tế số
00:30, 31/12/2022