Khi kinh tế số vẫn còn là “ẩn số”

Diendandoanhnghiep.vn Cho đến nay, chúng ta chưa bao giờ công bố một cách chính thức tỉ trọng kinh tế số của Việt Nam hiện nay chiếm bao nhiêu phần trăm GDP.

>Chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế số

GS, TS. Trần Thọ Đạt (Đại học Kinh tế quốc dân) nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học “Vai trò của kinh tế Nhà nước trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng" do Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đồng tổ chức, ngày 13/4.

GS, TS. Trần Thọ Đạt (Đại học Kinh tế quốc dân).

GS, TS. Trần Thọ Đạt (Đại học Kinh tế quốc dân).

Trong khi đó, theo GS, TS. Trần Thọ Đạt mục tiêu trong Nghị quyết của Đại hội Đảng đề ra thì rất rõ, đó là đến năm 2025 tỉ trọng kinh tế số/GDP của Việt Nam phải là 20%, đến năm 2030 là 30%.

Kỳ vọng từ kinh tế số

Cụ thể hoá của Nghị quyết bằng chương trình chuyển đổi số Quốc gia của Thủ tướng Chính phủ, thậm chí trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đến năm 2050, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn dự kiến đến năm 2050 kinh tế số của Việt Nam chiếm 50%. “Tức là, nửa không gian tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là không gian tăng trưởng kinh tế số”, GS, TS. Trần Thọ Đạt nói.

Bộ Thông tin truyền thông trong các báo cáo tại cuộc họp của Chính phủ của Ủy Ban Quốc gia kinh tế số về chuyển đổi số có nói trên lý thuyết hiện nay khoảng 16%, sẽ tăng lên 20% vào năm 2025 và dự kiến 50% vào năm 2050. Có nghĩa, một nửa GDP của Việt Nam sẽ là tăng trưởng mới.

Vậy, cấu trúc của mối quan hệ và cấu trúc của mối quan hệ này sẽ thay đổi như thế nào? Theo GS, TS. Trần Thọ Đạt ở đây có 3 nội dung về vấn đề này.

Thứ nhất, tóm tắt một số nội dung cơ bản liên quan đến kinh tế nhà nước và vai trò nhà nước như trong một không gian tăng trưởng mới là nền kinh tế số.

Thứ hai, đặc điểm phát triển kinh tế số đã làm cho kinh tế nhà nước trong mối quan hệ với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế sâu, rộng trong bối cảnh mới thay đổi vì kinh tế số đang thách thức một cách nghiêm trọng đến kinh tế truyền thống, nên đặt ra những câu hỏi hoàn toàn khác.

Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển kinh tế số trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trong bối cảnh kinh tế số và đặc thù của kinh tế số như vậy thì kinh tế nhà nước và vai trò của kinh tế nhà nước có gì thay đổi và thách thức không?

Ngoài những điểm mới chúng ta tập trung nghiên cứu, vì kinh tế số là một trong các bộ phận trụ cột của một cuộc cách mạng công nghiệp. Trong khi, cuộc cách mạng công nghiệp nào cũng phải tiến hành từ 40 – 50 năm mới đi bước đầu tiên, vì đây không phải là vấn đề của ngày hôm nay.

Theo GS, TS. Trần Thọ Đạt, nhiều phân tích cũng đã chỉ ra kinh tế số đã và đang tạo ra thay đổi mang tính cách mạng, tức là không phải thay đổi bình thường về phương thức sản xuất, cách sống tạo nên những thách thức đối với nguyên lý và mô hình quản lý và điều hành của nhà nước.

Nhà nước hiện nay phải thay đổi phương thức điều hành. Điều này chỉ ra rất rõ trong chương trình phát triển kinh tế chuyển đổi số của chúng ta, đó là chuyển đổi số tạo ra một sự thay đổi toàn diện, sâu sắc về sản xuất, tiêu dùng, phương thức điều hành chính phủ. Từ đó mới sinh ra khái niệm chính phủ số.

Trước đây, trong nền kinh tế truyền thống chỉ thực hiện vai trò điều hành, và trong vai trò điều hành thông qua DNNN và doanh nghiệp phi sản xuất. Trong nền kinh tế số, Chính phủ phải đi tiên phong thực hiện nhiệm vụ chính phủ số.

Đối với nền kinh tế số, đặc biệt điều này thể hiện trong khu vực kinh tế công khi dữ liệu tạo ra những thông tin mang tính tích cực, thì trong khu vực công hiện nay có rất nhiều thông tin.

Những thông tin này tạo ra ngoại ứng là những tác động tích cực liên quan đến phản ứng tích cực đến phúc lợi xã hội nhiều hơn. Ví dụ, vai trò của Chính phủ trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19 như thế nào trên những cơ sở dữ liệu theo dõi người dân tiêm chủng ra sao?

>>Chuyển đổi số theo chiều sâu: Thu hút đầu tư hạ tầng kinh tế số

>>Doanh nghiệp số động lực phát triển kinh tế số

Tác động từ kinh tế số

Tuy nhiên, kinh tế số cũng gây ra một số vấn đề rất phức tạp, như vi phạm quyền riêng tư của người tiêu dùng, hay gây ra những lo ngại về an ninh quốc gia.

hiện nay hiệu suất đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước rất thấp, nhưng chuyển đổi số trong khu vực kinh tế nhà nước lại rất chậm.

Hiện nay hiệu suất đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước rất thấp, nhưng chuyển đổi số trong khu vực kinh tế nhà nước lại rất chậm.

Một ngày người tiêu dùng có thể nhận được vài chục cuộc điện thoại quảng cáo, hay hàng chục tin nhắn về quảng cáo bất động sản mua nhà. Điều này cho thấy, số điện thoại của người tiêu dùng bị lộ bí mật rất nhiều, việc nay liên quan đến vấn đề an ninh mạng và quyền riêng tư của người dân.

Đặc biệt, các nền tảng siêu lớn cũng có nguy cơ lạm dụng sức mạnh thị trường khổng lồ của mình để thực hiện hành vi định giá mang tính độc quyền, gây tổn hại đến thặng dư người tiêu dùng.

Bởi trong nền kinh tế sẽ xuất hiện những siêu công ty khổng lồ, như Facebook, Twitter… họ dùng sức mạnh của mình để “đè bẹp” các đối thủ khác. Như vậy, trong nền kinh tế số sẽ tạo ra sức mạnh cạnh tranh mặc dù thông tin rất đầy đủ nhưng lại tạo ra một sức mạnh độc quyền.

Do đó, Chính phủ phải có ứng xử rất khác trong một nền kinh tế có sức mạnh độc quyền từ các siêu tập đoàn đó. Những đặc trung này của nền kinh tế số khiến vai trò và phương thức hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước cần phải có những thay đổi cơ bản nhằm thích ứng một cách có hiệu quả.

Trước hết, kinh tế số đang mang lại phúc lợi lớn nhưng có một điều đặc biệt là giá trị thị trường không được xác định. Xét theo quan điểm kinh tế học truyền thống thì có một nghịch lý. Đó là, kinh tế số đang tạo ra rất nhiều dịch vụ có giá trị cao, như dịch vụ Wikipedia muốn tra cứu thì vào Wikipedia, email, dịch vụ bản đồ kỹ thuật số google map mà chúng ta hàng ngày sử dụng miễn phí.

Trong khi đó, giá trị công ty thì vô cùng lớn với giá trị lên đến hàng tỷ USD nhưng lại không được tính trong GDP. GDP chỉ được tính với giá trị bằng tiền của các hoạt động kinh tế mang lại. như vậy, đây là một khiến khuyết mà trong kinh tế thị trường thì nhà nước phải tính đến.

Ngoài ra, kinh tế số làm giảm chi phí giao dich trên thị trường, đặc biệt đối với thị trường tài chính. Bởi vì giá trị giao dịch trong nền kinh tế số gần như bằng 0, độ “ma sát” gần như không còn.

“Trước đây, trong nền kinh tế truyền thống thông tin rất đối xứng, cho nên cần có vai trò can thiệp của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công. Nhưng hiện nay không còn đối xứng thì vai trò của nhà nước có còn hay không? Đây cũng là thách thức đặt ra đối với vai trò quản lý của nhà nước”, GS, TS. Trần Thọ Đạt nói.

Kinh tế số và chuyển đổi số cũng sẽ làm thay đổi cơ bản một cách cơ bản thị trường lao động. Hàng chục nghìn lao động có thể bị mất việc nhưng cũng có thể tạo ra hàng chục nghìn việc làm mới.

Vậy, quá trình chuyển đổi thị trường lao động một cách không nhanh chóng như vậy sẽ tạo ra một vai trò và thách thức mới đối với nhà nước trong việc có tiếp nhận thị trường lao động chuyển dịch một cách mềm trong sự chuyển dịch của thị trường lao động.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 như vậy, vai trò của nhà nước thay đổi như vậy thì DNNN đóng một vai trò như thế nào trong chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ. Đặc biệt khi thực hiện các chiến lược cập nhật công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể thích nghi và phát triển trong một môi trường kinh doanh ngày càng quyết liệt?

“Chúng tôi nghiên cứu về tác dụng của chuyển đổi số với các thành phần kinh tế khác nhau thì thấy rằng, tác động chậm nhất của chuyển đổi số trong việc gia tăng năng suất lao động nằm chính ở khu vực kinh tế nhà nước”, GS, TS. Trần Thọ Đạt bày tỏ.

Theo GS, TS. Trần Thọ Đạt, hiện nay hiệu suất đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước rất thấp, nhưng chuyển đổi số trong khu vực kinh tế nhà nước lại rất chậm. mặc dù chúng ta có những điển hình rất tốt, như EVN có sự chuyển đổi số nhanh. “Nhưng số lượng DNNN này không nhiều mà chỉ “lấp lánh” rất nhỏ trong “bầu trời” các DNNN hoạt động không hiệu quả”, GS, TS. Trần Thọ Đạt nhấn mạnh.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khi kinh tế số vẫn còn là “ẩn số” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714503779 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714503779 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10