Các mô hình cố vấn khởi nghiệp
Vai trò của các các cố vấn đang phát huy tối đa. Hầu như các tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp đều có những sáng tạo để vận dụng mô hình cố vấn sao cho phù hợp nhất.
>>DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Tối ưu tiềm lực hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp
Ở bất kỳ hoạt động khởi nghiệp nào hiện cũng có bóng dáng của người cố vấn.Những mô hình cố vấn hiệu quả
Đó là một cố vấn (tập sự) xuất hiện bên cạnh một huấn luyện viên để vừa học tập và giúp đỡ cho các dự án khởi nghiệp, như mô hình: huấn luyện viên – cố vấn tập sự - nhà sáng lập/giám đốc (coach – shadow mentor – founder/CEO); cố vấn trong các chương trình tăng tốc khởi nghiệp; cố vấn trong kết nối và phát triển sản phẩm, thị trường; cố vấn trong xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương; nhất là cố vấn trong các cuộc thi khởi nghiệp ở trường đại học, hay cố vấn cho các quỹ đầu tư...
Đáng kể nhất cần nhắc tới mô hình rất mới và lạ (coach – shadow mentor – founder/CEO) do Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia – VSMA đang triển khai trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia và Chương trình Youth Co: Lab mà Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp cùng Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc - UNDP Việt Nam đề xuất. Trong từng buổi làm việc, các huấn luyện viên sẽ trực tiếp hướng dẫn cho các CEO/Founder; các cố vấn tập sự lắng nghe để học hỏi những kỹ năng từ huấn luyện viên. Đồng thời, các cố vấn tập sự cũng được huấn luyện viên dành 30 phút để hướng dẫn, truyền đạt thêm kỹ năng.
Còn ở chương trình tăng tốc khởi nghiệp Lab2market do BKHoldings đang triển khai đã phân định 2 nhóm cố vấn rõ ràng. Theo ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc Ươm tạo BKHoldings, nhóm cố vấn thường trực, chính là người đồng hành thường xuyên với chương trình, trực tiếp làm việc với các nhóm nghiên cứu. Nhóm cố vấn thứ hai được hướng tới là những chuyên gia trong ngành nghề, lĩnh vực mà BKHoldings đang muốn thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Hơn hết, họ có năng lực, mối quan hệ, sự hiểu biết để kết nối những với những nhóm có giải pháp và đề xuất ký những hợp đồng cung cấp giải pháp sản phẩm thương mại…
Tâm thế của người cố vấn
Ba năm trước, tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã tham gia các hoạt động đào tạo cố vấn. Lúc đó, các cố vấn còn nhiều bỡ ngỡ để tham gia các khóa học về kỹ năng cố vấn thì giờ đây, họ đã thực sự có nhu cầu và mong muốn trở thành cố vấn chuyên nghiệp.
Ông Nguyễn Tiến Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia (NSCI), IPP Coach, Phó Chủ tịch VSMA chia sẻ: Người cố vấn cần xác định đây là một hoạt động được trao đi giá trị cho những thế hệ sau và nhận lại rất nhiều những giá trị khác không thể đo đếm bằng tiền, bằng tài chính hay bằng bất kỳ điều gì.
“Cá nhân chúng tôi rất mong các bạn khi dấn thân vào hoạt động cố vấn thì hãy đặt mục tiêu là giúp cho các mentee (người được cố vấn) của mình hành động. Vì chỉ có hành động mới đem lại kết quả, hoàn thành mục tiêu đặt ra và họ dần dần trưởng thành, có một tâm thế khác”, ông Trung nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm