Giảng viên trong trường đại học hoàn toàn có thể trở thành mentor không những trong lĩnh vực chuyên môn, mà trong cả các lĩnh vực khác như mentor về phát triển bản thân cho sinh viên.
>>[TRỰC TIẾP] DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Đổi mới trên hành trình mới
Tại trường đại học Nguyễn Tất Thành, các sinh viên có giảng viên hướng dẫn, bản thân họ đã là những người chuyên nghiệp trên lĩnh vực chuyên môn chuyên ngành của mình, để có thể hướng dẫn các sinh viên từ ý tưởng sáng tạo, đi đến các mẫu sản phẩm. Tuy nhiên, đến vấn đề đi ra thị trường, thì mua bán kinh doanh lại rất là khó. Cho nên, khi giảng viên hướng dẫn, làm cố vấn cho các bạn đến các cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên, các dự án cho sinh viên, thì thông thường hay ngưng ở khâu làm ra được sản phẩm mẫu và sản phẩm thật, rồi sau đó bị lúng túng...
Trung tâm sáng tạo của trường đã nhận thấy, đây là một điểm khúc mắc và làm sao để có thể mentoring được cho các em có thể mang sản phẩm đi ra tới thị trường và thương mại hóa. Vậy chúng tôi làm bằng hai cách như sau:
Thứ nhất, là mời mentor từ các doanh nghiệp về, hay từ các thành viên của hội đồng tư vấn hỗ trợ quốc gia Việt Nam. Đây là những doanh nhân đã thành công và có những kinh nghiệm rất dày trên thương trường, họ sẽ đồng hành cùng với các giảng viên hướng dẫn, như vậy, mỗi một dự án của sinh viên sẽ có 2 mentor song hành.
Thứ hai, nhà trường tổ chức một lớp về cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các thầy cô là giảng viên hướng dẫn của trường. Đồng thời trong đó, có thêm các doanh nghiệp để cùng học hỏi, chia sẻ và luôn đi kèm với nhau và xem đó là cơ hội để nâng năng lực của mentor trong trường đại học.
Chúng tôi thấy rằng, giảng viên trong trường đại học hoàn toàn có thể trở thành mentor không những trong lĩnh vực chuyên môn, mà trong cả các lĩnh vực khác như mentor về phát triển bản thân cho sinh viên, hay về định hướng của dự án trong tương lai bởi vì họ đã được tiếp cận các kiến thức về mentoring và đổi mới sáng tạo.
Hiện nay, chúng tôi đang từng bước làm điều này, vì vậy ngoài việc đào tạo tập huấn, chúng tôi thành lập một mạng lưới là 60 học viên, trong đó có 30 giảng viên là các giảng viên và 30 là doanh nhân đối tác của trường. Sau đó, chúng tôi sẽ tổ chức một mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho trường, nhưng không phải là chỉ menotor cho dự án của riêng đại học, mà chúng tôi còn mở rộng hoạt động menoring đó ra cả cộng đồng. Đặc biệt các tỉnh vùng sâu vùng xa so với thủ đô và thành phố Hồ Chí Minh, ví dụ chúng tôi đang cùng làm cho tỉnh Kiên Giang để có thể xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại tỉnh này.
Qua hoạt động này chúng tôi thấy rằng năng lực mentoring của các giảng viên cũng được nâng lên và đang trên hành trình để trở thành những người mentor về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Có thể bạn quan tâm
DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Mentor cần có mạng lưới liên kết hợp tác với nhau
16:12, 02/12/2021
DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Cố vấn là một hoạt động trao đi giá trị
15:50, 02/12/2021
DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Hướng đi mới nhằm đa dạng hóa đội ngũ cố vấn khởi nghiệp tạo tác động xã hội
15:24, 02/12/2021
DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Cần có hướng đi để làm mới hơn chương trình khởi nghiệp
14:48, 02/12/2021