Khi kết nối mạng lưới các mentor cùng cố vấn, hỗ trợ lẫn nhau, thì chính những mentor là những người nâng đỡ, truyền cảm hứng cho nhau.
>>>[TRỰC TIẾP] DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Đổi mới trên hành trình mới
Tại trường ĐH Ngoại thương đã có các hoạt động khởi nghiệp của các bạn sinh viên, đặc biệt là thông qua câu lạc bộ Kawaii, nhưng sau khi có hoạt động của các trung tâm FIIS sẽ triển khai ở quy mô cấp độ hoàn toàn khác. Nếu Kawaii là một cuộc thi dành cho sinh viên của các trường đại học, thì hoạt động của trung tâm FIIS khá đa dạng. Là những hoạt động ươm tạo các nhóm startup và hỗ trợ cho các bạn sinh viên tham dự các cuộc thi khởi nghiệp trong nước và quốc tế, cho đến những hoạt động mà chúng tôi coi mentoring là một nét văn hóa của tổ chức FIIS và sau đó là của trường đại học ngoại thương, vì vậy mentoring được triển khai ở mọi cấp độ.
Trong một hành trình mà chúng ta không có mạng lưới liên kết hợp tác với nhau và nếu chỉ có một mình mentor một nhóm, thì chúng ta sẽ bị đuối, sẽ có những lúc bận rộn. Vì vậy, khi kết nối mạng lưới các mentor cùng cố vấn, hỗ trợ lẫn nhau, thì chính những mentor là những người nâng đỡ, truyền cảm hứng cho nhau. Ngoài ra, sự đa dạng trong chuyên ngành của các thầy cô, sự đa dạng trong cách tiếp cận của một dự án thực sự là hữu ích đối với các nhóm dự án. Điều này cũng giúp chúng tôi khắc phục được điểm yếu của Trường Đại học Ngoại thương là một trường chuyên ngành chỉ có kiến thức về kinh doanh, kinh tếm mà không có kiến thức về chuyên ngành khác. Vì vậy, khi liên kết được các thầy cô từ các chuyên ngành khác sẽ giúp các nhóm dự án có góc nhìn khác nhau.
Ngoài ra, trong khuôn khổ của cuộc thi, chúng tôi không chỉ dừng lại ở mentor gắn với dự án đó, mà khi cần đến các mentor, cần đến những chuyên ngành hẹp, thì chúng tôi sẽ đi tìm các thầy cô để hỗ trợ cho các dự án. Như vậy, chúng ta vừa đóng vai là một thành viên của nhóm dự án, lại vừa đóng vai là người đi tìm các nguồn hỗ trợ cho các nhóm dự án đó luôn.
Chúng tôi đã có rất nhiều buổi họp xuyên biên giới, xuyên ngày đêm và khi chúng tôi triển khai các hoạt động như vậy, chúng tôi nhận ra một điều rất rõ, mentoring trở thành một nét văn hóa trong tổ chức, chứ không chỉ dừng lại ở hoạt động khởi nghiệp. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng chương trình đó là hoạt động F2F là một cộng đồng ngoại thương mở, để cùng nhau phụng sự, cùng nhau chia sẻ và cùng nhau thành công.
Trong các hoạt động mà chúng tôi triển khai, có cả những hoạt động mà ban giám hiệu hay các thầy cô trong ban giám hiệu tham gia rất sâu, có thể nói ban đầu hoạt động mentỏing là dành cho khởi , nhưng khi gắn với tổ chức thì các thầy cô trong ban giám hiệu cũng trở thành mentor, hay trở thành mentee. Khi đó là một quan hệ học hỏi trong cộng đồng lớn, chứ không phải mối quan hệ một chiều.
Có thể bạn quan tâm
DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Cố vấn là một hoạt động trao đi giá trị
15:50, 02/12/2021
DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Hướng đi mới nhằm đa dạng hóa đội ngũ cố vấn khởi nghiệp tạo tác động xã hội
15:24, 02/12/2021
DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Cần có hướng đi để làm mới hơn chương trình khởi nghiệp
14:48, 02/12/2021
[TRỰC TIẾP] DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Đổi mới trên hành trình mới
13:02, 02/12/2021