Các tình huống pháp luật: Quy chế dân chủ tại cơ sở được ban hành như thế nào?
VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
>>Các tình huống pháp luật: Đối thoại bằng cách lấy ý kiến bằng văn bản được không?
VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.
Tình huống 14: Quy chế dân chủ tại cơ sở được ban hành như thế nào?
Quy chế là văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các thành viên của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế. Thông thường quy chế phải đảm bảo các yếu tố sau đây: Hợp pháp: đúng với quy định của pháp luật; Có tính thực tiễn: phải phù hợp với hoạt động của tổ chức trong từng lĩnh vực cụ thể; Đạt hiệu quả: góp phần tích cực vào công tác quản lý, điều hành cũng như toàn bộ hoạt động của tổ chức. Khi được áp dụng phải được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi. Khi quy chế này ban hành thì mọi cá nhân trong doanh nghiệp đều có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện theo.
Thực hiện Khoản 4 Điều 63 BLLĐ2019, tại Điều 48 NĐ145/2020/NĐ-CP của CP quy định: NSDLĐ có trách nhiệm ban hành quy chế DCCS tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện DCCS tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này. Theo quy định trên, thì quy chế DCCS do NSDLĐ ban hành. Khi xây dựng và ban hành quy chế DCCS tại nơi làm việc NSDLĐ cần lưu ý sau:
- Thứ nhất, về nội dung quy chế DCCS tại nơi làm việc
- Nội dung của quy chế DCCS bao gồm các quy định về thực hiện đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện các nội dung DCCS tại nơi làm việc.
- Trường hợp có hơn 01 tổ chức đại diện tập thể NLĐ tại cơ sở và có nhóm NLĐ không tham gia tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở nào thì số lượng, thành phần tham gia đối thoại của bên phía NLĐ phải đảm bảo số lượng đại diện tương ứng theo tỷ lệ thành viên của từng tổ chức hoặc nhóm mình trên tổng số lao động của NSDLĐ. NSDLĐ cũng cần chú ý số lượng, thành phần tham gia đối thoại cần phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới trong doanh nghiệp.
- Cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc cần đảm bảo tuân thủ điều kiện, quy trình, quy định về tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc (Điều 39), tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên (Điều 40) và tổ chức đối thoại khi có vụ việc (Điều 41) của NĐ145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
- Danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên NSDLĐ và bên NLĐ theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 NĐ145/2020/NĐ-CP không quy định trong quy chế DCCS để đảm bảo việc bổ sung thành viên thay thế thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia trong khoảng thời gian giữa 02 kỳ xác định thành viên tham gia đối thoại.
- Quyền của các thành viên đại diện tham gia đối thoại bên NLĐ mà họ không phải là thành viên Ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở trong việc được tiếp cận đến NLĐ, NLĐ là thành viên do họ làm đại diện; tiếp cận với NSDLĐ; sử dụng thời gian làm việc; hưởng các điều kiện đảm bảo khác trong thực hiện đối thoại tại nơi làm việc theo Quy chế.
- Bảo đảm có sự tham gia của đại diện lao động nữ khi đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ theo quy định tại khoản 2 Điều 136 BLLĐ 2019
- NĐ số 145/2020/NĐ-CP chỉ quy định các nội dung và hình thức thực hiện. NSDLĐ cần quy định cụ thể hơn các nội dung khác như: thời gian, thời điểm, địa điểm công khai của NSDLĐ; quy trình tiếp nhận, tiếp thu, phản hổi ý kiến tham gia của NLĐ; quy trình tiếp nhận đề nghị, báo cáo kết quả, tiếp thu, phản hồi kết quả kiểm tra, giám sát của NLĐ, trách nhiệm của từng đơn vị, tổ chức, cá nhân trong thực hiện các quy định này, v.v.
- Hội nghị NLĐ cần quy định cụ thể hình thức (hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu), nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện, hình thức phổ biến kết quả Hội nghị và trách nhiệm thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết HNNLĐ trong Quy chế.
- Thứ hai, việc ban hành quy chế DCCS tại nơi làm việc không yêu cầu NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 NĐ145/2020/NĐ-CP khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế DCCS tại nơi làm việc, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ mà NSDLĐ không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
- Thứ ba, Quy chế DCCS phải được phổ biến công khai tới NLĐ. NSDLĐ cần quan tâm đến hình thức phổ biến công khai Quy chế, đảm bảo toàn thể NLĐ nắm được những nội dung chủ yếu của quy chế để thực hiện. NSDLĐ có thể thông qua tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở phổ biến đến các thành viên của họ hoặc thông đối thoại định kỳ, HNNLĐ hằng năm để thực hiện nội dung này.
Theo Khoản 2 Điều 37 NĐ145/2020/NĐ-CP quy định: Nội dung chủ yếu để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
- Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc;
- Số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên theo quy định tại Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
- Số lần, thời gian tổ chức đối thoại định kỳ hằng năm;
- Cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc;
- Trách nhiệm của các bên khi tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động;
- Việc áp dụng quy định tại Điều 176 của Bộ luật Lao động đối với các thành viên đại diện tham gia đối thoại bên NLĐ mà không phải là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở;
- Nội dung khác (nếu có).
Theo Điều 42 đến Điều 47 NĐ145/2020/NĐ-CP: Nội dung chủ yếu để thực hiện DCCS tại nơi làm việc
- Nguyên tắc thực hiện quy chế DCCS tại nơi làm việc
- Nội dung, hình thức NSDLĐ phải công khai
- Nội dung, hình thức NLĐ được tham gia ý kiến
- Nội dung, hình thức NLĐ được quyết định
- Nội dung, hình thức NLĐ được kiểm tra, giám sát
- Tổ chức Hội nghị NLĐ
- Trách nhiệm các bên trong thực hiện các nội dung về DCCS tại nơi làm việc
- Nội dung khác (nếu có)
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm
Các tình huống pháp luật: Đối thoại bằng cách lấy ý kiến bằng văn bản được không?
03:30, 27/05/2022
Các tình huống pháp luật: Quy định về đối thoại tại nơi làm việc
03:00, 23/05/2022
Các tình huống pháp luật: Người lao động bị cho thôi việc với lý do thay đổi cơ cấu?
03:00, 19/05/2022
Các tình huống pháp luật: Trợ cấp cho người lao động nước ngoài sau khi thôi việc?
03:00, 16/05/2022