VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
>>Các tình huống pháp luật lao động: Trợ cấp cho người lao động sau khi thôi việc?
VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.
Tình huống 10: NLĐ là người nước ngoài chấm dứt HĐLĐ khi HĐLĐ và giấy phép lao động chưa hết hạn, NSDLĐ có phải trả trợ cấp không? trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm?
NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng áp dụng của BLLĐ2019. NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 151 BLLĐ2019. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 154 của BLLĐ 2019 thì điều kiện phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp là điều kiện bắt buộc. Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm; thời hạn của HĐLĐ đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần HĐLĐ xác định thời hạn.
Theo quy định tại Điều 34 BLLĐ2019 ngoài các trường hợp chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ nói chung, thì HĐLĐ đối với NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ chấm dứt trong hai trường hợp: khi NLĐ bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. Khi HĐLĐ chấm dứt theo hai trường hợp này NSDLĐ không phải tính trả trợ cấp thôi việc (Điều 46 BLLĐ2019). Đối với trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 BLLĐ2019 chỉ áp dụng đối với trường hợp NLĐ (bao gồm cả NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam) đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này. Đó là trường hợp NSDLĐ cho NLĐ thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (quy định tại Điều 42) và chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (quy định tại Điều 43).
Đối chiếu với các quy định trên, trường hợp NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ cần lưu ý xác định đúng trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo trường hợp nào của Điều 34 BLLĐ2019 để xác định trường hợp này thuộc đối tượng phải tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hay không. Trường hợp NLĐ làm việc cho NSDLĐ chưa đủ 12 tháng thì NSDLĐ không phải trả trợ cấp thôi việc cũng như trợ cấp mất việc làm. HĐLĐ chấm dứt khi HĐLĐ và giấy phép lao động đều chưa hết hạn thì mới chỉ loại trừ được trường hợp không phải vì giấy phép lao động hết hiệu lực mà thôi. Khi chấm dứt HĐLĐ với NLĐ kể cả NLĐ là người nước ngoài, NSDLĐ cần xác định đúng trường hợp mà NSDLĐ phải tính trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc theo quy định của BLLĐ 2019.
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm
Các tình huống pháp luật lao động: Trợ cấp cho người lao động sau khi thôi việc?
03:00, 12/05/2022
Các tình huống pháp luật lao động: Chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý bỏ việc?
03:00, 09/05/2022
Các tình huống pháp luật lao động: Có phải ký mới khi hợp đồng lao động xác định thời hạn thứ hai hết hạn?
03:00, 05/05/2022
Các tình huống pháp luật lao động: Có được gia hạn hợp đồng bằng phụ lục?
03:30, 28/04/2022
Các tình huống pháp luật lao động: Ký hợp đồng với người đại diện cho nhóm người lao động cần lưu ý những điều kiện?
16:13, 24/04/2022