Lịch nghỉ hằng năm của doanh nghiệp là chế độ dành riêng cho NLĐ. Vì vậy, NLĐ được đảm bảo lợi ích về số ngày nghỉ của mình khi làm việc tại doanh nghiệp mà vẫn được hưởng lương theo quy định?
>>>Quy định pháp luật về ngày nghỉ hằng năm và tiền lương trong những ngày nghỉ hằng năm?
Bộ luật Lao động 2019 (số 45/2019/QH14) được Quốc hội khóa XIV (Kỳ họp thứ 8) thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Năm 2020, Chính phủ, Bộ LĐTBXH đã ban hành các nghị định, thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt được những nội dung thay đổi quan trọng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, thời gian qua Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung của Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) và các văn bản hướng dẫn.
Tuy nhiên, do Bộ luật với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, thêm vào đó một số quy định lại chưa đầy đủ và rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong triển khai, áp dụng. Với mong muốn góp phần xây dựng NQLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, VCCI trân trọng giới thiệu một số tình huống tập trung vào một số quy định của BLLĐ 2019 và NĐ 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến các doanh nghiệp và độc giả.
Cách quy định lịch nghỉ hằng năm của doanh nghiệp:
“1. Nhân viên làm việc đủ 12 tháng cho Công ty thì được nghỉ phép hằng năm hưởng nguyên lương với tổng số ngày nghỉ phép hằng năm như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Nếu nhân viên chưa làm việc đủ 12 tháng cho Công ty thì số ngày nghỉ phép hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng nhân viên làm việc trong năm tính phép;
3. Thời gian tính ngày nghỉ phép hằng năm là theo năm Dương lịch;
4. Sau mỗi 05 năm làm việc cho Công ty, nhân viên được hưởng thêm 01 ngày nghỉ phép năm;
5. Công ty tạo điều kiện cho nhân viên được đăng ký nghỉ phép hằng năm vào thời gian theo nhu cầu cá nhân, do vậy nhân viên có thể chủ động lên kế hoạch và đăng ký nghỉ phép hằng năm với cấp trên trực tiếp; nếu nhân viên không đăng ký nghỉ phép năm thì coi là nhân viên từ bỏ quyền nghỉ phép hằng năm của mình”.
Ví dụ về cách tính lương cho người lao động (NLĐ) trong những ngày chưa nghỉ hằng năm do NLĐ bị thôi việc, mất việc làm:
Chị N là nhân viên hành chính nhân sự của Công ty B, chị N làm việc từ tháng 1 đến tháng hết tháng 8 thì chấm dứt hợp đồng lao động và mới nghỉ hằng năm được 05 ngày. Tiền lương của chị N là 13.000.000/ tháng (tiền lương tháng của công ty B được tính cho 26 ngày làm việc).
Số ngày nghỉ hàng năm chị N được hưởng là: 12/12 x 8 = 8 ngày
Chị N mới nghỉ được 5 ngày nghỉ hằng năm nên số ngày chưa nghỉ hằng năm do thôi việc là:
8 ngày – 5 ngày = 3 ngày.
Theo đó, Công ty B phải thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hằng năm cho chị N là: 13.000.000/26 x 3 = 1.500.000 đồng
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm