VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
>>Các tình huống pháp luật: Đối thoại bằng cách lấy ý kiến bằng văn bản được không?
VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.
Tình huống 14: Quy chế dân chủ tại cơ sở được ban hành như thế nào?
Quy chế là văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các thành viên của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế. Thông thường quy chế phải đảm bảo các yếu tố sau đây: Hợp pháp: đúng với quy định của pháp luật; Có tính thực tiễn: phải phù hợp với hoạt động của tổ chức trong từng lĩnh vực cụ thể; Đạt hiệu quả: góp phần tích cực vào công tác quản lý, điều hành cũng như toàn bộ hoạt động của tổ chức. Khi được áp dụng phải được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi. Khi quy chế này ban hành thì mọi cá nhân trong doanh nghiệp đều có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện theo.
Thực hiện Khoản 4 Điều 63 BLLĐ2019, tại Điều 48 NĐ145/2020/NĐ-CP của CP quy định: NSDLĐ có trách nhiệm ban hành quy chế DCCS tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện DCCS tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này. Theo quy định trên, thì quy chế DCCS do NSDLĐ ban hành. Khi xây dựng và ban hành quy chế DCCS tại nơi làm việc NSDLĐ cần lưu ý sau:
- Thứ nhất, về nội dung quy chế DCCS tại nơi làm việc
- Thứ hai, việc ban hành quy chế DCCS tại nơi làm việc không yêu cầu NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 NĐ145/2020/NĐ-CP khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế DCCS tại nơi làm việc, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ mà NSDLĐ không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
- Thứ ba, Quy chế DCCS phải được phổ biến công khai tới NLĐ. NSDLĐ cần quan tâm đến hình thức phổ biến công khai Quy chế, đảm bảo toàn thể NLĐ nắm được những nội dung chủ yếu của quy chế để thực hiện. NSDLĐ có thể thông qua tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở phổ biến đến các thành viên của họ hoặc thông đối thoại định kỳ, HNNLĐ hằng năm để thực hiện nội dung này.
Theo Khoản 2 Điều 37 NĐ145/2020/NĐ-CP quy định: Nội dung chủ yếu để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Theo Điều 42 đến Điều 47 NĐ145/2020/NĐ-CP: Nội dung chủ yếu để thực hiện DCCS tại nơi làm việc
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm
Các tình huống pháp luật: Đối thoại bằng cách lấy ý kiến bằng văn bản được không?
03:30, 27/05/2022
Các tình huống pháp luật: Quy định về đối thoại tại nơi làm việc
03:00, 23/05/2022
Các tình huống pháp luật: Người lao động bị cho thôi việc với lý do thay đổi cơ cấu?
03:00, 19/05/2022
Các tình huống pháp luật: Trợ cấp cho người lao động nước ngoài sau khi thôi việc?
03:00, 16/05/2022