Người sử dụng lao động được quyền sa thải người lao động khi tự ý bỏ việc 05 ngày?
NSDLĐ được quyền sa thải NLĐ khi tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng?
>>Người xử lý kỉ luật lao động cần có thẩm quyền gì?
Bộ luật Lao động 2019 (số 45/2019/QH14) được Quốc hội khóa XIV Kỳ họp thứ Tám thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Năm 2020, Chính phủ, Bộ LĐTBXH đã ban hành các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt được những nội dung thay đổi quan trọng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, thời gian qua Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung của Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) và các văn bản hướng dẫn.
Tuy nhiên, do Bộ luật với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, thêm vào đó một số quy định lại chưa đầy đủ và rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong triển khai, áp dụng. Với mong muốn góp phần xây dựng NQLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, VCCI trân trọng giới thiệu một số tình huống tập trung vào một số quy định của BLLĐ 2019 và NĐ 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến các doanh nghiệp và độc giả.
Theo Khoản 4 Điều 125 BLLĐ 2019 thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động (NSDLĐ) áp dụng trong trường hợp người lao động (NLĐ) tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Ngoài các nguyên nhân theo quy định của bộ luật lao động, NSDLĐ còn có thể quy định thêm các trường hợp khác là lý do chính đáng để xem xét kỉ luật lao động (KLLĐ).
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền xử lý KLLĐ trong trường hợp này và phòng ngừa tranh chấp lao động xảy ra, NSDLĐ cũng cần quy định cụ thể ngay cả các trường hợp được coi là lý do chính đáng. Đặc biệt là trường hợp thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thân nhân là người có quan hệ đặc biệt đối với cá nhân nào đó. Thân nhân được xác định bởi mối quan hệ thân thích và các quan hệ xã hội khác. Trong đó, người thân thích được hiểu theo quy định của luật hôn nhân và gia đình là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. Do đó thân nhân của một người sẽ có phạm vi rất rộng. Chính vì vậy, tuỳ vào mục đích, đối tượng, nội dung yêu cầu khác nhau của mỗi văn bản quy phạm pháp luật mà có quy định về thân nhân khác nhau. Chẳng hạn như: thân nhân người có công với Cách mạng, thân nhân của người tham gia BHXH, v.v. NSDLĐ có thể tham khảo quy định về thân nhân tại điểm b Khoản 2 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của CP hướng dẫn nội dung này tại BLLĐ 2012 trước đây hoặc thân nhân quy định tại khoản 6 điều 3 Luật BHXH 2014. Đây là những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau. Vì vậy, khi một trong những người này bị ốm đau, tai nạn có thể dẫn đến phát sinh tự ý bỏ việc của NLĐ.
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm