Cân đối cả thoái vốn và hỗ trợ
Ưu tiên triển khai cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả.
Đây là kiến nghị vừa được Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước năm 2021, dự kiến năm 2022 và giải pháp giai đoạn 2021 - 2025.
Theo Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt 7 đề án tái cơ cấu của 6 tập đoàn gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Viettel và SCIC trong giai đoạn 2021-2025.
Nhiệm vụ tái cơ cấu các doanh nghiệp giai đoạn tới ngoài việc dồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh thì tiến trình cổ phần hóa, thoái vối các DNNN thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả cũng cần phải được đẩy nhanh.
TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, với nguồn lực có hạn, không thể hỗ trợ được tất cả, nên phải lựa chọn làm sao vừa giúp doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua khó khăn để phát triển trở lại, vừa phải gắn chặt với tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp trong giai đoạn tới.
Nói về lĩnh vực cần ưu tiên hỗ trợ, theo TS Nguyễn Đức Kiên, gói hỗ trợ có thể đặt ra 5 tiêu chí ưu tiên như: phải có thị trường tiêu thụ; có năng lực sản xuất; phải là ngành công nghiệp - dịch vụ lõi; phải có khả năng trả nợ; và phải bảo vệ môi trường. Khi các doanh nghiệp đáp ứng đủ 5 tiêu chí này được hỗ trợ, thì tự khắc thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ cổ phần hóa doanh nghiệp làm ăn không tốt
04:40, 20/08/2021
Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 9: Cienco 1 liên tục đi “lùi”!
04:00, 19/08/2021
Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 8: Vì sao người lao động “kêu cứu”?
04:00, 18/08/2021
Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 7: Thất thoát lớn tại CIENCO 1
04:00, 17/08/2021