Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 8: Vì sao người lao động “kêu cứu”?

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Giao thông Vận tải vội vàng chốt sổ để thoái vốn nhà nước tại Cienco 1, trong khi chưa xử lý xong các vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội và chế độ cho người lao động tại các công ty con...

 Đó là lý do sau khi Cienco 1 cổ phần hóa đã khiến hơn 130 lao động mất việc phải kêu cứu, mòn mỏi chờ đợi tiền hỗ trợ suốt nhiều năm trời. Ngay sau đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tiếp tục xin Nhà nước hỗ trợ, dù trước đó, Phó Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu không đẩy trách nhiệm lên nhà nước.

gggggggggg

Sau khi Cienco 1 cổ phần hóa đã khiến hơn 130 lao động mất việc phải kêu cứu, mòn mỏi chờ đợi tiền hỗ trợ suốt nhiều năm trời.

Mòn mỏi chờ đợi tiền hỗ trợ

Giữa tháng 7/2019, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Hồng Trường bằng hình thức cách chức Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2011 - 2016, 2016 - 2021. Do những vi phạm, khuyết điểm trong thời gian ông Trường giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ GTVT.

Trong thời gian ông Trường làm Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ GTVT (nhiệm kỳ 2011-2015) cũng là lúc Bộ GTVT thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp mạnh mẽ nhất. Một số thiếu sót tới nay vẫn chưa thể khắc phục được. Điển hình là câu chuyện của 133 lao động dôi dư tại 3 công ty con thuộc Cienco1 tới nay vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ mất việc làm.

Tháng 6/2013, Bộ GTVT vội vàng chốt trị giá của Công ty mẹ - Cienco1 để thực hiện thoái vốn (thoái hết vốn nhà nước vào cuối năm 2013), bất chấp việc chế độ cho người lao động chưa giải quyết xong. Khi Cienco1 đã hoàn toàn về tay tư nhân, vẫn còn rất nhiều lao động tại các công ty con của doanh nghiệp này thuộc diện dôi dư (mất việc làm) chưa được chốt sổ bảo hiểm xã hội, tính toán và thanh toán tiền hỗ trợ thất nghiệp.

Do đó, cuối năm 2014, Bộ GTVT phải có văn bản xin Thủ tướng sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trung ương hỗ trợ 12,4 tỷ đồng để giải quyết chế độ cho lao động dôi dư tại 5 công ty con thuộc Cienco1. Dù theo quy định, số tiền này nếu các công ty con  không có nguồn trả, Cienco1 sẽ phải trích từ Quỹ sắp xếp doanh nghiệp của chính tổng công ty để chi trả, thay vì đẩy lên trung ương.

Đặc biệt, văn bản trên của Bộ GTVT vẫn để “sót” thông tin về 3/7 công ty con của Cienco1, với tổng số 133 lao động dôi dư; số tiền cần phải có để giải quyết chế độ cho số lao động này là hơn 5,4 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Đường 126 (nay là Công ty CP 16 - Cienco1) có 38 lao động, với số tiền hơn 1,7 tỷ đồng để hỗ trợ mất việc; Công ty Xây dựng công trình 136 (nay là Công ty CP Xây dựng công trình 15 - Cienco1) có 30 lao động cần hơn 831 triệu đồng; Công ty CP Đường bộ 230 (Cienco1) có 65 lao động cần hơn 2,89 tỷ đồng giải quyết chế độ. 

Số liệu báo cáo cho thấy, cho đến cuối năm 2019, những người lao động này vẫn chưa nhận được đồng hỗ trợ nào. Số tiền này theo quy định, trước khi cổ phần hóa Công ty mẹ - Cienco1 đã phải được tính toán, trích lập và chi trả cho người lao động. Được biết, ngoài 3 công ty trên, hiện Cienco1 còn một số công ty con nợ lương, bảo hiểm xã hội của người lao động.

hhhhhhhh

Bộ Giao thông Vận tải vội vàng chốt sổ để thoái vốn nhà nước tại Cienco 1, trong khi chưa xử lý xong các vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội và chế độ cho người lao động tại các công ty con...

“Đẩy” trách nhiệm cho Nhà nước

Trả lời báo chí, ông Đinh Văn Thanh, nguyên Tổng Giám đốc Cienco1 cho biết, đơn vị đã có nhiều văn bản báo cáo giải trình Bộ GTVT về tồn tại, vướng mắc của 3 công ty trên vào tháng 10/2017. Tuy nhiên, vì lãnh đạo, cán bộ liên quan tại các doanh nghiệp này đã nghỉ hưu, chuyển công tác nên khó xử lý trách nhiệm.

Về lý do chậm giải quyết chế độ cho người lao động tại 3 công ty trên, theo ông Thanh, công ty 126 và 136 thời điểm cổ phần hóa bị âm vốn, phải chuyển nợ thành vốn góp, nợ thuế, bảo hiểm xã hội... Còn Công ty 230, khi chuyển từ Tổng cục Đường bộ sang Cienco1 cũng âm vốn nhà nước, chuyển nợ thành vốn góp và cũng nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội. Khi 3 đơn vị chốt được sổ bảo hiểm xã hội để tính chế độ cho người lao động dôi dư thì Quỹ sắp xếp doanh nghiệp của tổng công ty đã tính vào giá trị doanh nghiệp.

Thậm chí, Công ty mẹ - Cienco1 đã thoái hết vốn nhà nước. Do đó không còn nguồn tài chính để giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư tại 3 doanh nghiệp trên. Chậm trễ này một phần cũng do lãnh đạo và các cán bộ tại 3 doanh nghiệp trên thiếu kinh nghiệm, chưa nắm bắt hết chính sách cổ phần hóa, thiếu phối hợp với Bộ GTVT...

Về kiểm điểm trách nhiệm, theo ông Thanh, Cienco1 từng tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm cá nhân, tổ chức liên quan (như Ban chỉ đạo cổ phần hóa Cienco1, Ban chỉ đạo cổ phần hóa 3 đơn vị trên). Tuy nhiên, nhiều cán bộ đã nghỉ hưu, chuyển công tác nên xử lý trách nhiệm cũng khó khăn.

Một nguyên lãnh đạo Công ty 230 (xin giấu tên) cho biết, khi thực hiện cổ phần hóa, đơn vị này đã báo cáo và được Bộ GTVT phê duyệt chế độ cho lao động dôi dư. Tuy nhiên, Bộ GTVT đã không thực hiện chuyển tiền để đơn vị này chi trả cho người lao động. Do đó, những lao động đã nghỉ vẫn mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ suốt nhiều năm trời.

Để có 5,4 tỷ đồng giải quyết chế độ cho 133 lao động dôi dư thuộc 3 công ty trên, cuối năm 2016, Bộ GTVT lại có văn bản xin Thủ tướng sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trung ương hỗ trợ thêm lần nữa. Ngày 22/2/2017, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về vấn đề trên. Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT yêu cầu Cienco1 sử dụng nguồn lực của mình để giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư. Đặc biệt, Bộ GTVT phải rút kinh nghiệm trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc bộ, không đẩy trách nhiệm của các doanh nghiệp cho Nhà nước.

Dù vậy, thay vì yêu cầu Cienco1 (đã hoàn toàn là doanh nghiệp tư nhân) thực hiện ý kiến của Phó Thủ tướng, Bộ GTVT tiếp tục có các văn bản xin Thủ tướng sử dụng Quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp trung ương hỗ trợ. 

Theo phương án cổ phần hóa các đơn vị thành viên của Cienco1 được Bộ GTVT phê duyệt, vào tháng 11/2013, Công ty 126 – Cienco 1 âm vốn nhà nước hơn 76 tỷ đồng, 38 người phải nghỉ việc (lao động dôi dư), số tiền giải quyết chế độ cho những lao động này là hơn 1,7 tỷ đồng; Công ty 136 – Cienco 1 âm vốn nhà nước hơn 54 tỷ đồng, cần hơn 831 triệu đồng giải quyết chế độ cho 30 người phải nghỉ việc. Với Công ty 230 - Cienco 1, âm vốn nhà nước hơn 48 tỷ đồng, cần hơn 2,9 tỷ đồng để giải quyết chế độ cho 65 người mất việc.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 8: Vì sao người lao động “kêu cứu”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714401101 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714401101 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10