Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 4: Miếng bánh “béo bở” ACV

Diendandoanhnghiep.vn Một số ý kiến cho rằng, việc cổ phần hóa Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam là một sai lầm lớn, ACV cùng một loạt doanh nghiệp tư nhân đang chia nhau miếng bánh “béo bở” của Nhà nước...

hjhjhj

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, quản lý 22 Cảng hàng không trên cả nước. Ảnh: Internet

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, quản lý 22 Cảng hàng không trên cả nước trong đó có 21 Cảng hàng không đang khai thác, đồng thời góp vốn đầu tư vào các công ty con và các công ty liên kết. Trong 22 cảng hàng không ACV đang khai thác có 9 cảng hàng không quốc tế và 13 cảng hàng không quốc nội.

Sau vài vài năm cổ phần hóa, ACV trở thành một siêu tổng công ty độc quyền khai thác các nguồn lợi vô cùng lớn tại các sân bay Nhà nước.

Được biết, ACV có vốn điều lệ hơn 21.000 tỷ đồng, tương ứng hơn 2,1 tỷ cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong đó, cổ phần Nhà nước nắm giữ 95,4%; các cổ đông khác nắm giữ 4,6%.

Đáng chú ý, hiện ACV có đến 8 Phó Tổng giám đốc, đây được xem là con số cấp phó thuộc hàng đông đảo, chiếm một lượng lớn ngân sách lương dành cho lãnh đạo.

Ngoài 22 cảng hàng không, hàng chục dự án hàng không, ACV hiện có 12 công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn. Tất cả các công ty con, công ty liên kết của ACV đều kinh doanh những lĩnh vực “béo bở” của ngành hàng không từ mặt đất đến trên máy bay.

Một số cái tên đáng chú ý như Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS), chuyên cung cấp các dịch vụ mặt đất, hành khách tại sân bay; Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không Nội Bài (ACSV), chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan hàng hóa hàng không.

Qua tìm hiểu các công ty con của ACV mới thấy sự phức tạp, không khác gì ma trận trong mối quan hệ cổ đông, cá nhân có quan hệ với lãnh đạo ACV. Sự phức tạp ở đây chính là đằng sau những công ty con của ACV lại là một hệ thống các công ty con khác nối dài sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp tại một số công ty con của đơn vị này.

Nhiều người băn khoăn rằng, việc nối dài “xúc tu” sau khi cổ phần hóa nhằm mục đích gì hay đưa doanh nghiệp tư nhân “bước chân” vào kinh doanh độc quyền tại các cảng hàng không thuộc ACV?

Điều này có nghĩa lợi nhuận kiếm được từ việc kinh doanh tại các sân bay nhà nước đã và đang chảy vào túi doanh nghiệp tư nhân, còn Nhà nước chỉ được một phần rất nhỏ, thậm chí không được hưởng lợi. Dưới hình thức cổ phần hóa, ACV cùng với các công ty tư nhân khác lập lên hàng loạt doanh nghiệp "sân sau" nhằm giúp các công ty tư nhân chia miếng bánh “béo bở” tại các cảng hàng không.

Với hình thức công ty cổ phần thì góp nhiều ăn nhiều, bằng cách đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã và đang kinh doanh độc quyền tại các cảng hàng không và số tiền thu về không phải là nhỏ. Và nghiễm nhiên các doanh nghiệp này vẫn được xem là từ ACV mà ra.

hihihhihi

 ACSV chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/06/2015 có vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Ảnh: Internet

Cụ thể như Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không Nội Bài (ACSV) tiền thân là Công ty Dịch vụ hàng hóa hàng không (ACS) là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty cảng hàng không Miền Bắc với chức năng chính cung cấp các dịch vụ liên quan tới vận tải hàng hóa cho các hãng hàng không đi và đến tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ giao thông Vận tải và ACV, ACS được chọn là đại diện tiên phong của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thực hiện chuyển đổi vốn chủ sở hữu từ nhà nước sang tư nhân thông qua quá trình cổ phần hóa.

Theo đó, ACSV chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/06/2015 có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, trụ sở tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Cụ thể, ACSV do 5 cổ đông sáng lập gồm: ACV (20%); Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không Thăng Long 20%; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư HMG Việt Nam 30%; Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng BĐS LanMak 20%; Công ty Cổ phần đầu tư chứng khoán IB 10%.

Đáng chú ý, trong 5 cổ đông trên có đến 4 doanh nghiệp tư nhân chia nhau 80%, trong đó không hề thấy bóng dáng của người lao động tại ACSV vào thời điểm tiến hành cổ phần hóa. Trong khi đó, ACV là công ty mẹ trước kia chỉ còn nắm 20% vốn điều lệ. Như vậy ACV không còn quyền quyết định và chi phối tại ACSV, hay nói cách khác sau cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước đã rơi vào tay doanh nghiệp tư nhân dưới cái mác cổ phần hóa.

hihihhihi

 Cùng thời điểm tháng 4/2015, ACV cũng lập lên Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Hà Nội, công ty này có vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Ảnh: Internet

Cùng thời điểm tháng 4/2015, một doanh nghiệp nữa do ACV lập lên là Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS). Công ty này có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, Tổng giám đốc là ông Bùi Anh Tuấn và Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Tuấn Anh.

Theo đó, HGS  gồm có 4 cổ đông sáng lập gồm: ACV (20%); Công ty Cổ phần cung cấp thiết bị và dịch vụ bảo dưỡng hàng không (30%); Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ ATS Việt Nam (25%); Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ hàng không Thủ đô (25%).

Trong đó cổ đông sở hữu 30% HGS là Công ty Cổ phần cung cấp thiết bị và dịch vụ bảo dưỡng hàng không lại thuộc sở hữu của 3 cổ đông gồm Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Danh Minh (40%); cổ đông tiếp theo chính là Chủ tịch Hội đồng quản trị của HGS là ông Nguyễn Tuấn Anh (40%) và ông Bùi Thế Đức (20%).

Như vậy, bằng cách gián tiếp ông Nguyễn Anh Tuấn vừa là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của HGS, đồng thời cũng là cổ đông lớn của một pháp nhân sở hữu cổ phần HGS. Được biết HGS là đơn vị được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn cung cấp dịch vụ cho các hãng hàng không trong đó có 24 hãng hàng không quốc tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Quay trở lại chuyện cổ phần hóa ACV, chuyên gia hàng không, PGS Nguyễn Thiện Tống cho rằng, cái sai đầu tiên là tại sao lại cổ phần hóa cảng hàng không?

Mình cũng biết rằng quản lý Nhà nước không hiệu quả bằng tư nhân, tuy nhiên Nhà nước ngoài vấn đề lợi nhuận còn có trách nhiệm xã hội, trách nhiệm an ninh quốc phòng, phát triển nền kinh tế quốc dân vì thế Nhà nước phải đóng vài trò 100% quản lý sân bay chứ không phải cổ phần.

Mặt khác, cổ phần hóa có 4,5% thì đâu có giúp ích gì cho nguồn vốn nhà nước. Nói thêm một chút vấn đề cổ phần hóa, nhà nước đã xác định lĩnh vực nào tư nhân làm thì phải bán vốn ít nhất 50% hoặc hơn nữa để nhà nước lấy số vốn đó đầu tư việc khác”, PGS Tống nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 4: Miếng bánh “béo bở” ACV tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714327157 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714327157 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10