Giá liên tục tăng, doanh nghiệp ngành xi măng làm ăn ra sao?

ĐÌNH ĐẠI 21/05/2022 05:00

Tính từ đầu năm 2022, các doanh nghiệp ngành xi măng đã 2 lần tăng giá bán các sản phẩm xi măng, với mức tăng từ 150.000 đến 200.000 đồng/tấn.

>>>Vì sao cổ phiếu ngành xi măng tiếp tục giảm mạnh?

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trong tuần đầu tháng 5, một số doanh nghiệp thông báo tăng giá bán sản phẩm xi măng; tổ chức này sau đó cũng tiếp tục nhận được thông báo tương tự của hàng loạt đơn vị khác. Mức tăng giá các doanh nghiệp đưa ra dao động từ 55.000 - 80.000 đồng/tấn. Nguyên nhân là do nguồn cung khan hiếm và giá nguyên liệu đầu vào tăng, cụ thể là giá xăng dầu và than đá.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp xi măng đã 2 lần tăng giá bán các sản phẩm xi măng.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp xi măng đã 2 lần tăng giá bán các sản phẩm xi măng.

Đây là lần điều chỉnh tăng giá thứ 2 của các doanh nghiệp xi măng trong năm nay. Trong đợt điều chỉnh tăng giá hồi tháng 3 và đầu tháng 4 vừa qua, phần lớn các doanh nghiệp doanh nghiệp sản xuất xi măng đều đã tăng giá thêm từ 100.000 – 150.000 đồng/tấn sản phẩm.

Nguyên nhân được các doanh nghiệp đưa ra là do hiện nay giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất xi măng đều tăng, đặc biệt giá xăng dầu và than đá tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm dẫn đến giá thành sản xuất xi măng tăng cao. Để ổn định sản xuất, đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm, một số doanh nghiệp sản xuất xi măng thông báo điều chỉnh giá bán sản phẩm xi măng bao và xi măng rời.

Cụ thể, các công ty như Xuân Thành, Vissai Ninh Bình, Tân Thắng, Công Thanh… có mức điều chỉnh tăng 100.000 đồng/tấn. Riêng Công ty cổ phần xi măng Thành Thắng Group gửi thông báo cho các nhà phân phối về việc điều chỉnh tăng giá bán các loại xi măng bao và rời tăng thêm 150.000 đồng/tấn.

Theo VnDirect, ngành xi măng Việt Nam đang ở trong tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”: dư thừa nguồn cung xi măng khi công suất sản xuất vượt quá nhu cầu thị trường nội địa và thiếu các nhà máy xi măng quy mô lớn.

VnDirect cho rằng, trong khi nhu cầu xi măng nội địa hiện nay chỉ đạt dưới 65 triệu tấn thì quy mô công suất toàn ngành đã lên tới gần 107 triệu tấn. Điều này dẫn đến tình trạng dư cung trầm trọng (đặc biệt tại khu vực miền Bắc) và ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu của xi măng Việt Nam.

Mặc dù vậy, có tới 41/87 dây chuyển sản xuất tại Việt Nam có công suất dưới 1 triệu tấn/năm, chiếm 21% tổng sản lượng toàn ngành. Theo ước tính của VnDirect, quy mô tối thiểu để một nhà máy xi măng đạt được hiệu quả kinh tế là 2 triệu tấn/năm và mỗi doanh nghiệp phải có công suất tối thiểu 5-10 triệu tấn/năm để đảm bảo hiệu quả trong dài hạn thông qua việc tiết kiệm chi phí.

Đánh giá về rủi ro của ngành xi măng trong năm 2022, VnDirect cho rằng, giá bán thép xây dựng và xi măng hiện đã ghi nhận mức tăng lần lượt 15% và 7% so với đầu năm. Với việc thường chiếm tới 15-20% chi phí xây dựng, tiến độ tại các dự án xây dựng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, từ đó nhu cầu xi măng thực tế có thể thấp hơn dự kiến. Trong khi đó, giá than nhiệt tiếp tục duy trì ở mức cao do cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài hơn dự kiến sẽ khiến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành suy giảm mạnh trong năm 2022.

>>>Đâu là động lực tăng trưởng cho ngành xi măng trong giai đoạn 2022-2023?

Mặc dù giá sản phẩm xi măng liên tục tăng cao từ đầu năm đến nay, nhưng trong số những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính quý I/2022, không phải doanh nghiệp nào cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận như mong muốn. Cùng với đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành cũng theo chiều hướng sụt giảm.

Cụ thể, báo cáo tài chính quý I/2022 của Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn (HNX: BTS) ghi nhận doanh thu thuần đạt 738 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu từ việc bán xi măng chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 664 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng cùng với tốc độ của doanh thu nên lợi nhuận gộp về bán hàng tăng 9% lên mức 84 tỷ đồng.

từ quý 2/2021 đến nay, BTS đã thực hiện điều chỉnh tăng giá bán xi măng. Do đó, lợi nhuận sau thuế quý I/2022 cải thiện tốt so với cùng kỳ năm 2021.

Từ quý 2/2021 đến nay, BTS đã thực hiện điều chỉnh tăng giá bán xi măng. Do đó, lợi nhuận sau thuế quý I/2022 cải thiện tốt so với cùng kỳ năm 2021.

Về mảng hoạt động tài chính, doanh thu ghi nhận 321 triệu đồng trong khi chi phí tài chính gần 13 tỷ đồng - lãi tiền vay chiếm hơn 12 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận tăng 17% và 7% so với cuối quý 1/2021.

Trong kỳ, BTS còn ghi nhận 5 tỷ đồng thu nhập khác, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả, tổng lợi nhuận sau thuế của BTS đạt gần 18 tỷ đồng, tăng 5,7 tỷ đồng tương đương mức tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Lãi cơ bản trên cổ phiếu EPS cũng được cải thiện lên 143 đồng/cổ phiếu.

Theo giải trình, quý I/2022, công ty đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện các chương trình đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất (than, thạch cao…) tăng nên từ quý 2/2021 đến nay, BTS đã thực hiện điều chỉnh tăng giá bán xi măng. Do đó, lợi nhuận sau thuế quý I/2022 cải thiện tốt so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khi đó, theo báo cáo tài chính quý I/2022, Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên (HoSE: HT1) ghi nhận doanh thu tăng trưởng song lợi nhuận lại giảm sút so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần quý I của HT1 đạt 1.957 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ. Trong khi tỷ lệ chi phí vốn tăng ở mức cao hơn với 19,4% nên lợi nhuận gộp còn 163,5 tỷ đồng, giảm 31,8% so với con số ghi nhận trong quý I/2021. Biên lợi nhuận gộp đạt 8,4%. Trong cơ cấu doanh thu của công ty, phần lớn là doanh thu từ bán xi măng, clinker.

quý I/2022, Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên (HoSE: HT1) ghi nhận doanh thu tăng trưởng song lợi nhuận lại giảm sút so với cùng kỳ.

Quý I/2022, Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên ghi nhận doanh thu tăng trưởng song lợi nhuận lại giảm sút so với cùng kỳ.

Trong quý doanh thu tài chính chỉ đạt vỏn vẹn 216 triệu đồng, trong khi cùng kỳ 2021 ghi nhận 6,8 tỷ đồng, nguyên nhân do lãi tiền gửi ngân hàng và lãi chênh lệch tỷ giá đều giảm mạnh. Còn chi phí tài chính giảm được 8,6 tỷ đồng so với cùng kỳ, còn 27,5 tỷ đồng, phần lớn do giảm chi phí lãi vay dài hạn do HT1 đã hoàn tất trả nợ vay dài hạn trong năm 2021.

Ngoài ra, chi phí bán hàng tăng 5,6 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên 42,6 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 4 tỷ đồng, lên mức 50,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty ghi nhận khoản chi phí khác gần 7 tỷ đồng là chi phí tài trợ trong khi khoản thu nhập khác chỉ ghi nhận 159 triệu đồng (cùng kỳ năm trước ghi nhận 5,7 tỷ đồng), kết quả quý I/2021 HT1 ghi nhận lỗ khác 6,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước có lãi 411 triệu đồng.

Kết quả, quý I/2022, HT1 có lợi nhuận sau thuế đạt 24,8 tỷ đồng, chỉ bằng 1/4 so với số lãi 94,7 tỷ đồng đạt được trong quý I/2021.

Theo giải trình của HT1, lợi nhuận gộp giảm là do tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát và nền kinh tế thế giới phục hồi đã đẩy nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu tăng cao; đồng thời xung đột quân sự giữa Nga - Ukraine cùng với các biện pháp cấm vận của phương Tây tác động lớn đến kinh tế thế giới làm cho giá than, dầu và các nguyên nhiên vật liệu tăng vọt. Giá nguyên nhiên liệu chính cho sản xuất xi măng như than, dầu, thạch cao… tăng giá mạnh đã dẫn tới lợi nhuận gộp sụt giảm mạnh so với cùng kỳ 2021.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao cổ phiếu ngành xi măng tiếp tục giảm mạnh?

    Vì sao cổ phiếu ngành xi măng tiếp tục giảm mạnh?

    05:30, 02/05/2022

  • Đâu là động lực tăng trưởng cho ngành xi măng trong giai đoạn 2022-2023?

    Đâu là động lực tăng trưởng cho ngành xi măng trong giai đoạn 2022-2023?

    03:50, 02/04/2022

  • Triển vọng ngành xi măng năm 2021

    Triển vọng ngành xi măng năm 2021

    04:15, 08/01/2021

  • HT1 gặp khó đầu vào

    HT1 gặp khó đầu vào

    04:30, 05/05/2022

  • Cổ phiếu HT1 sẽ hưởng lợi từ đầu tư công?

    Cổ phiếu HT1 sẽ hưởng lợi từ đầu tư công?

    04:30, 24/08/2020

ĐÌNH ĐẠI