Vì sao cổ phiếu ngành xi măng tiếp tục giảm mạnh?

Diendandoanhnghiep.vn Cổ phiếu ngành xi măng trong năm 2020-2021 đã có dư địa tăng mạnh nhờ bão giá nguyên vật liệu. Vậy trong năm 2022, nhóm cổ phiếu này tiếp tục còn dư địa tăng trưởng?

>> Giải tỏa “độ trễ” công bố giá vật liệu xây dựng

Cổ phiếu ngành xi măng điển hình với các nhóm cổ phiếu như HT1- Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên; BCC- Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn và một số doanh nghiệp khác… Thời gian qua nhóm cổ phiếu này đã vượt đỉnh, tuy nhiên sau khi thị trường chứng khoán (TTCK) điều chỉnh, nhóm cổ phiếu này tiếp tục chỉnh về mặt bằng giá rất thấp. Điển hình là HT1 đã về mặt bằng 18.850 đồng/cp. Báo cáo tài chính quí 1/2022 cho thấy HT1 tiếp tục quý 1/2022 với doanh thu tăng trưởng song lợi nhuận lại giảm sút so với cùng kỳ.

Dây chuyền sản xuất của Xi măng Hà Tiên

Dây chuyền sản xuất của Xi măng Hà Tiên

Cụ thể, doanh thu thuần quý 1 đạt 1.957 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ. Trong khi tỷ lệ chi phí vốn tăng ở mức cao hơn với 19,4% nên lợi nhuận gộp còn 163,5 tỷ đồng, giảm 31,8% so với con số ghi nhận trong quý 1/2021. Biên lợi nhuận gộp đạt 8,4%.

Theo giải trình từ HT1, lợi nhuận gộp giảm là do tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát và nền kinh tế thế giới phục hồi đã đẩy nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu tăng cao; đồng thời xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine cùng với các biện pháp cấm vận của phương Tây tác động lớn đến kinh tế thế giới làm cho giá than, dầu và các nguyên nhiên vật liệu tăng vọt. Giá nguyên nhiên liệu chính cho sản xuất xi măng như than, dầu, thạch cao… tăng giá mạnh đã dẫn tới lợi nhuận gộp của HT1 sụt giảm mạnh so với cùng kỳ 2021.

Với BCC và nhiều doanh nghiệp khác, do tinh hình tiêu thị tiếp tục sụt giảm mạnh đã tác động trực tiếp đến lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế quý 3/2021 toàn VICEM-Tổng Công ty Xi măng Việt Nam chỉ đạt 3% kế hoạch quý, bằng 2,4% so cùng kỳ, trong đó lợi nhuận công ty mẹ giảm 62% so với cùng kỳ, lợi nhuận các công ty sản xuất xi măng giảm mạnh dẫn đến giá cổ phiếu cũng sụt giảm theo…

Đánh giá về dư địa tăng trưởng của nhóm cổ phiếu này trong năm 2022, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, xi măng Việt Nam vẫn trong tình trạng dư cung lớn và phụ thuộc xuất khẩu sản lượng xi măng & clinker xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiêu thụ toàn ngành với 42% trong năm 2021, tăng mạnh so với mức 21% của năm 2016.

Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu tăng cao chủ yếu đến từ việc xuất khẩu clinker sang thị trường Trung Quốc. Việc tập trung bán thành phẩm, chi phí vận chuyển tăng cao và phụ thuộc lớn vào một thị trường khiến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu giảm trong thời gian qua.

>> Khẩn trương triển khai các giải pháp bình ổn giá vật liệu xây dựng

Trong năm 2022, công suất toàn ngành dự kiến sẽ tiếp tục tăng và ngành bất động sản tại Trung Quốc chậm lại sẽ khiến cạnh tranh trong ngành tiếp tục duy trì ở mức cao.

Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã công bố kế hoạch lợi nhuận trước thuế tham vọng trong năm nay với các mức tăng trưởng lớn như HOM (15 tỷ đồng, +455,7% so với cùng kỳ); BTS (83 tỷ đồng, +48,6%); BCC (200 tỷ đồng, +42,7%)… VNDirect cho rằng dù khó có khả năng tăng giá bán nhưng các doanh nghiệp xi măng niêm yết hoàn toàn có thể cải thiện kết quả kinh doanh trong năm 2022 từ sản lượng tiêu thụ tăng nhờ nhu cầu xi măng tại thị trường nội địa hồi phục, giúp giảm bớt việc xuất khẩu bán thành phẩm – clinker. Định giá hiện tại đã phản ánh triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ròng trong năm 2022.

Mặc dù kỳ vọng lợi nhuận ròng sẽ được cải thiện trong năm 2022 nhưng mức P/E (dựa vào kế hoạch năm 2022) của ngành vẫn ở mức khá cao – khoảng 17-20x. Do đó, VNDirect cho rằng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp xi măng đã được phản ánh vào thị giá cổ phiếu. HT1 và BCC là hai cổ phiếu đáng theo dõi nhờ vị thế hàng đầu trong ngành và sẽ được hưởng lợi chính từ nhu cầu xi măng nội địa tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022.

Tuy nhiên, rủi ro của ngành xi măng trong năm 2022 là giá bán thép xây dựng và xi măng hiện đã ghi nhận mức tăng lần lượt 15% và 7% so với đầu năm. Với việc thường chiếm tới 15-20% chi phí xây dựng, tiến độ tại các dự án xây dựng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, từ đó nhu cầu xi măng thực tế có thể thấp hơn dự kiến. Trong khi đó, giá than nhiệt tiếp tục duy trì ở mức cao do cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine kéo dài hơn dự kiến sẽ khiến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp  trong ngành xi măng suy giảm mạnh trong năm 2022…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao cổ phiếu ngành xi măng tiếp tục giảm mạnh? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714155427 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714155427 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10