Triển vọng ngành xi măng năm 2021

Diendandoanhnghiep.vn Ước tính nhu cầu trong nước năm 2021 sẽ đạt tăng trưởng từ 5% -7% so với mức thấp năm 2020 nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng, FDI và xây dựng bất động sản phục hồi.

fa

Ước tính nhu cầu trong nước trong năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng bình thường từ 5% -7% so với mức thấp trong năm 2020.

Báo cáo "Triển vọng ngành Xi măng năm 2021: Triển vọng nhu cầu trong nước phục hồi tích cực, nhưng kênh xuất khẩu có thể chững lại" của SSI Research cho thấy, về triển vọng ngành trong năm 2021 thì nhu cầu trong nước phục hồi nhưng xuất khẩu có thể chững lại.

Nhóm phân tích ước tính nhu cầu trong nước trong năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng bình thường từ 5% -7% so với mức thấp trong năm 2020. Điều này là nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng, FDI, và xây dựng bất động sản phục hồi.

Mặt khác, sản lượng xuất khẩu trong năm 2021 được kỳ vọng duy trì ổn định do nhu cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn tích cực nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ khó đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ như trong năm 2020, do nguồn cung ở Trung Quốc dần ổn định trở lại.

Nhìn chung, ước tính tổng sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker sẽ tăng khoảng 2% trong năm 2021.

Theo nhóm phân tích có hai vấn đề và rủi ro trong triển vọng của ngành xi măng năm 2021. Thứ nhất, tỷ suất lợi nhuận có thể bị giảm do công suất và chi phí nhiên liệu tăng: Công suất trong nước trong năm tới ước tính tăng khoảng 7 triệu tấn (tương đương khoảng +7%) từ các dây chuyền sản xuất mới bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Theo đó, công suất toàn ngành dự kiến sẽ giảm xuống còn 94% trong năm 2021, so với mức 98% trong năm 2020. Điều này sẽ khiến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường trong nước và ảnh hưởng đến giá xi măng.

Ngoài ra, giá than trên thế giới tăng cũng có thể tác động tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất xi măng.

Thứ hai, sự phụ thuộc của xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc: Thị trường Trung Quốc chiếm 57% sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam và 22% tổng sản lượng tiêu thụ trong năm 2020. Sự phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng tăng có thể là một mối lo ngại, đặc biệt là khi chính sách tài khóa tại quốc gia này có thể bị thắt chặt lại trong tương lai.

 

Nhìn lại năm 2020 thì điểm nhấn của ngành là tăng trưởng xuất khẩu bù đắp cho mức giảm của nhu cầu trong nước: Tổng sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker trong 11 tháng 2020 ước tính đạt 91,5 triệu tấn, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ. SSI Research ước tính tổng sản lượng tiêu thụ trong năm 2020 sẽ đạt 101,5 triệu tấn, tăng 1,5% so với năm trước.

Trong năm qua thì nhu cầu trong nước bị ảnh hưởng đáng kể bởi dịch Covid-19, đặc biệt là trong những tháng đầu năm. Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, sản lượng tiêu thụ xi măng toàn ngành tại thị trường nội địa trong 11 tháng 2020 giảm -5% so với cùng kỳ đạt 56,1 triệu tấn do hoạt động xây dựng chững lại. Điều này đặc biệt xảy ra trong 4 tháng đầu năm do dịch Covid-19, với mức giảm -10% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nhu cầu trong những tháng tiếp theo đã có dấu hiệu phục hồi, với mức giảm thấp hơn chỉ giảm -2,3% từ tháng 5 đến tháng 11, trong đó sản lượng tiêu thụ trong tháng 11 cho thấy tín hiệu phục hồi, với mức tăng 7% so với cùng kỳ và 19% so với tháng trước đó. Nhu cầu xi măng phục hồi có thể là do nhu cầu bị dồn nén từ những tháng đầu năm, sự phục hồi của xây dựng dân dụng và đặc biệt là việc đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng.

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhờ thị trường Trung Quốc. Sản lượng xi măng xuất khẩu trong 11 tháng 2020 tăng trưởng mạnh +15% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng mạnh nhất diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9, với tốc độ tăng trưởng là +47% so với cùng kỳ nhờ thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu sang thị trường này tăng 102% so với cùng kỳ về sản lượng, chiếm 61% giá trị xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam trong 11 tháng 2020 do xây dựng cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh trên thị trường lớn nhất thế giới này.

Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu có dấu hiệu chững lại trong tháng 10 và tháng 11, với tổng sản lượng giảm nhẹ -2% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm nhẹ này có thể là do sản xuất xi măng ở quốc gia này dần hồi phục.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Triển vọng ngành xi măng năm 2021 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714129718 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714129718 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10