[CẢM XÚC XUÂN] Sắc màu biên giới ngày Tết

MAI CHIẾN 24/01/2023 01:36

Những con đường đỏ màu cờ, cổng chào được làm mới, nhà nhà được dọn sạch để đón chào năm mới là nững điều dễ nhận ra nhất trong cuộc ngao du nơi miền biên giới của tỉnh Gia Lai.

>>[CẢM XÚC XUÂN] Chợ Tết

Biên giới Tây Nguyên những ngày cuối tháng 12 âm lịch trở nên đầy màu sắc. Nơi thì rừng khộp úa vàng tạo nên một thảm màu tuyệt đẹp. Xen vào đó là những màu đỏ của mái nhà, màu cờ.

Giữa cái lạnh của mùa xuân thì, không khó bắt gặp những đồng cỏ, nương ngô xanh bát ngát trải dài thăm thẳm do doanh nghiệp trồng để nuôi bò và gia súc. Biên giới Tây Nguyên đang tràn căng sức sống và đầy màu sắc.

Người dân vùng biên Ia Lâu huyện Chư Prông cắm cờ Tổ và dọn dẹp nhà cửa đón Tết.

Người dân vùng biên Ia Lâu huyện Chư Prông cắm cờ Tổ và dọn dẹp nhà cửa đón Tết.

Làng Kloong của người dân tộc thiểu số Jrai ở xã Ia O huyện Ia Grai năm nay có nhiều đổi thay. Những con đường làng trải thảm nhựa chạy tận vào trong làng như một dải lụa mềm kết nối người dân với chính quyền.

Và một điều nữa, năm nay làng Kloong sẽ mở tiệc tất niên to để chúc mừng 7 thanh niên trong làng vừa bị lừa bán sang Campuchia được trở về đoàn tụ với gia đình. Trong đó Puih Phú, Puih Đại là hai anh em trong một gia đình được chị gái đứng ra lo liệu phối hợp với chính quyền chuộc hai anh em về.

Tuy nặng gánh nợ nần sau biến cố đó, nhưng năm nay gia đình chị Hiên là chị gái của Phú và Đại vẫn tổ chức một cái Tết đầy đủ và no ấm. Những đứa trẻ đã được mặc áo mới truyền thống, trên tay đầy kẹo bánh và nước ngọt.

Mâm cơm Tết trong gia đình người dân tộc Mường ở biên giới huyện Chư Prông.

Mâm cơm Tết trong gia đình người dân tộc Mường ở biên giới huyện Chư Prông.

>>[CẢM XÚC XUÂN] Tản mạn nhạc Xuân

>>[CẢM XÚC XUÂN] Ấm no vẫn có tương bần

>>[CẢM XÚC XUÂN] Mong ước đầu năm nơi cửa khẩu Tân Thanh

Làng Kloong nép mình sát vườn cao su xanh mát với những mái tole đỏ tươi xen kẽ dưới những tán cây điều. Đi theo Quốc lộ 14C hướng phía Nam, người dân hai bên đường đã có những đổi thay rõ rệt.

Nếu như trước chỉ là nhà tranh vách gỗ, hoặc là nhà gỗ mái tole thì nay thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố. Ia Puch, Ia Lâu, Ia Muer huyện Chư Prông là những xã biên giới được thay đổi nhờ hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi. Trước đây, việc vận chuyển nông sản như đánh vật với người dân thì hiện nay việc vận chuyển đã thuận lợi hơn nhiều.

Xe vào tận nhà mỗi người dân khi bán nông sản. Nhờ đất đai trù phú, màu mỡ và việc giao thương thuận lợi mà người dân khu vực này đã giàu lên một cách nhanh chóng. Mỗi làng vài cái nhà mái Thái, nhà xây kiên cố tới 95%.

Thôn Lũng Vân xã Ia Lâu là nơi ở của mấy trăm hộ người Mường và người thiểu số bản địa. Theo báo cáo của xã thì toàn xã có 14 dân tộc anh em sinh sống nên văn hoá cũng Tết của người dân ở đây cũng rất đa dạng. Năm nay, gia đình ông Đinh Thế Mỹ (65 tuổi) đón nhiều con cháu đi làm ăn ở xa về nên ông đã thịt con heo nặng hơn một tạ.

Tết truyền thống của người Mường gói gọn trong phạm vi gia đình, họ hàng. Tuy nhiên, người Mường ở thôn Lũng Vân vẫn tổ chức những trò chơi như đánh Cò Le, đánh cù (đánh đuốn), đi cà kheo, kéo co và đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn, đánh mảng, đánh đu,chằm chỉ chằm chăn… Đây là những trò chơi truyền thống nó giúp con người vui khoẻ trong những ngày Tết truyền thống. Trò chơi của người Mường ở đây còn liên kết cộng đồng giữa các dân tộc anh em quanh xã, huyện”, ông Mỹ cho hay.

Cũng là người gắn bó với miền biên giới từ sau khi ra trường, thầy giáo Lê Trung Kiên, huyện Đức Cơ chia sẻ: “Vùng biên giới sẽ rực rỡ sắc màu ngày Tết, vì các loại hoa rừng đua nở, cộng thêm người dân trang trí nhà cửa, cờ xí khiến không khí ngày xuân ở nơi đây rất rộn ràng.

Những cây hoa gạo đỏ, hoa gạo trắng, cành mai rừng cùng với những loại hoa rừng khác đang tô điểm thêm vào bức tranh mùa Xuân ở vùng biên giới. Những cành lộc non đang vươn dài đầy màu xanh như chúc người dân nơi đây một năm mới an lành, hạnh phúc và phát triển.

Bài viết tham gia CẢM XÚC XUÂN gửi về hòm thư doanhien@dddn.com.vn. Tác phẩm phù hợp sẽ được chúng tôi đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút.

Lưu ý: Bài viết bao gồm thông tin tác giả, địa chỉ thường trú và số điện thoại để Ban Biên tập liên hệ khi cần.

Trân trọng cảm ơn!

Có thể bạn quan tâm

  • [CẢM XÚC XUÂN]: Tết trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vỹ

    14:46, 15/01/2023

  • [CẢM XÚC XUÂN] Chợ Tết

    05:00, 15/01/2023

  • [CẢM XÚC XUÂN] Ru Xuân…

    04:30, 14/01/2023

  • [CẢM XÚC XUÂN] Tản mạn nhạc Xuân

    04:00, 13/01/2023

  • [CẢM XÚC XUÂN] Về Hải Phòng thăm làng bánh chưng Thuỷ Đường

    04:00, 12/01/2023

MAI CHIẾN