"Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư đáng tin cậy"

Thy Hằng 31/05/2019 18:57

“Đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục khởi sắc, đưa nước ta trở thành một điểm đến đầu tư đáng tin cậy, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là kiên quyết không lùi bước trước những thách thức.

Thông tin tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 31/5, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế. Đây là điều rất mừng. Tỷ giá lãi suất cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tiếp tục đạt kỷ lục, thu ngân sách và xuất khẩu tăng khá.

quan điểm chỉ đạo của Chính phủ cũng là là kiên quyết không lùi bước trước khững thách thức

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định: quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là kiên quyết không lùi bước trước những thách thức.

Điểm đến đầu tư tin cậy

Theo đó, Bộ trưởng cho biết, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp với chỉ số sản xuất tháng 5 tăng cao nhất trong 5 năm qua. 

Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục tăng khá, lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. CPI tháng 5/2019 tăng 0,49% so với tháng 4, CPI bình quân 5 tháng tăng 2,74% so với cùng kỳ và đây là mức tăng bình quân 5 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.

Cùng với đó, hoạt động thương mại dịch vụ sôi động, tổng cầu tiếp tục tăng mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,6%. Việt Nam tiếp tục là điểm đến thu hút khách du lịch quốc tế, đạt gần 7,3 triệu lượt người (cùng kỳ năm trước là 6,7 triệu lượt), tăng 8,8%. 

“Đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục khởi sắc, đưa nước ta trở thành một điểm đến đầu tư đáng tin cậy”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Cụ thể, vốn FDI thực hiện đạt 7,3 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ, vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD, tăng hơn 27%.

Xuất khẩu đạt hơn 100 tỷ USD, tăng 6,7%, trong đó điểm đáng mừng là khu vực trong nước tăng 11,6%, cao hơn khu vực FDI. “Gần 54.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 3,2% về số doanh nghiệp và tăng 29,6% về vốn đăng ký, đồng thời có gần 20.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng trên 48%”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.

Tuy nhiên, Người phát ngôn Chính phủ nhận định, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại, cả từ bên trong, lẫn bên ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • Quy mô kinh tế Việt Nam vượt Singapore: Chuyện nhỏ!

    Quy mô kinh tế Việt Nam vượt Singapore: Chuyện nhỏ!

    05:00, 30/05/2019

  • Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ hay quy mô?

    Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ hay quy mô?

    13:36, 23/05/2019

  • Tiền Giang gỡ “điểm nghẽn” cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    Tiền Giang gỡ “điểm nghẽn” cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    16:26, 22/05/2019

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lối đi nào cho kinh tế Việt Nam?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lối đi nào cho kinh tế Việt Nam?

    07:30, 22/05/2019

Tỉnh táo trong điều hành

Theo đó, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gặp nhiều khó khăn, thách thức. Dịch tả lợn châu Phi diễn biến khá phức tạp. Giải ngân vốn đầu tư công chưa được cải thiện. Nhập siêu lớn trong tháng 5/2019.

Cùng với đó, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung diễn biến khó lường và Tổ chức hợp tác Phát triển Kinh tế nhận định, nếu tiếp tục kéo dài và Mỹ áp thuế 25% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc thì GDP của Mỹ có thể giảm 0,6%, của Trung Quốc giảm 0,8%, thương mại toàn cầu giảm 1% và GDP toàn cầu giảm 0,4%. 

họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 31/5,

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: CPI tháng 5/2019 tăng 0,49% so với tháng 4, CPI bình quân 5 tháng tăng 2,74% so với cùng kỳ

“Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức, biến thách thức thành cơ hội”, người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh.

Cùng với đó, việc xuất khẩu một số lĩnh vực tăng chậm lại, giải ngân vốn đầu tư công chưa được cải thiện cũng là vấn đề mà Thủ tướng băn khoăn.

Đặc biệt, một số danh mục công trình có tiến độ chậm. Người phát ngôn Chính phủ cho biết, Thủ tướng yêu cầu cần tổng hợp danh sách các bộ, ngành làm tốt và không tốt, làm chậm trễ các văn bản để đưa ra phiên họp Chính phủ để thẳng thắn phê bình.

Bộ trưởng cho biết: “Thủ tướng cũng nhắc nhở, cần chú ý vấn đề bên ngoài khi nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng”. Theo một số dự báo, tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu tiếp tục sụt giảm. Trong quý I/2019, thương mại toàn cầu chỉ tăng 0,75%. Chỉ số thương mại hàng hóa thế giới ở mức 96,3, thấp nhất kể từ năm 2010. 

Vấn đề nữa là rủi ro tỷ giá, lãi suất, bất ổn thị trường tài chính, tiền tệ, trong đó, tỷ giá nhiều đồng tiền trong khu vực giảm giá mạnh. Giá dầu thô và một số hàng hóa tiếp tục xu hướng biến động mạnh, lúc lên lúc xuống thất thường. “Thủ tướng yêu cầu chúng ta phải tỉnh táo trong điều hành và nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt hơn, kịp thời hơn trong một thế giới đầy biến động”, Bộ trưởng nói.

Thy Hằng