Quy hoạch lại cảng biển: Cảng nước sâu Lạch Huyện hết… sâu?

TRUNG THÀNH 07/08/2021 06:00

Mặc dù thiết kế cho tàu có tải trọng 100 nghìn tấn nhưng cảng Lạch Huyện đã không đáp ứng được yêu cầu.

LTS: Lần đầu tiên quy hoạch 5 chuyên ngành thuộc lĩnh vực giao thông - vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) được Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT thực hiện đồng thời. Trong quy hoạch 5 chuyên ngành giao thông, cảng biển được ưu tiên lựa chọn vị trí.

Nhiều tàu cỡ lớn phải giảm tải đến 30% công suất hoặc trung chuyển từ các cảng khu vực phía Nam.

 Theo chi phí thông thường thì doanh nghiệp cũng mất đến cả trăm tỷ đồng thực hiện việc nạo vét luồng Lạch Huyện. (Nạo vét luồng hàng hải vào cảng Hải Phòng. Ảnh: Võ Thái)

Theo chi phí thông thường thì doanh nghiệp cũng mất đến cả trăm tỷ đồng thực hiện việc nạo vét luồng Lạch Huyện. (Nạo vét luồng hàng hải vào cảng Hải Phòng. Ảnh: Võ Thái)

Cảng container quốc tế Hải Phòng (HICT) là cảng đầu tiên khai thác bến số 1, 2 khu vực Lạch Huyện. HICT được xem là cảng container nước sâu lớn nhất miền Bắc Việt Nam khi có độ sâu trước bến đến -16m và độ sâu luồng Lạch Huyện -14m. Với độ sâu này, cảng có khả năng tiếp nhận tàu với trọng tải lên tới 14.000 TEUs với tuyến dịch vụ trực tiếp đi châu Mỹ và châu Âu.

Thế nhưng chưa đầy 3 năm sau, HICT như thiết kế ban đầu, độ sâu trước bến -16m thì chỉ trong 3 năm, mức độ sa bồi ở đây cao đến 9m. Nhiều hãng tàu đã không đưa tàu tải trọng lớn vào khai thác tại HICT mà phải làm hàng tại cảng Cát Lái (TP. HCM) và trung chuyển ra ngoài Bắc. Trong Báo cáo cuối kỳ nghiên cứu sơ bộ về Dự án xây dựng cảng cửa ngõ Lạch Huyện trước đây của tổ chức JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), các chuyên gia nhận định mức độ sa bồi luồng Lạch Huyện ở mức 60cm trong năm đầu tiên, năm thứ 2 là 80cm và năm thứ 3 khoảng 90cm.

Tuy nhiên, trên thực tế, mức độ sa bồi khu vực trước bến số 1, 2 của cảng HICT tăng nhanh gấp khoảng 10 lần tính toán ban đầu. Với lượng sa bồi khủng khiếp như vậy, ước tính để đạt được độ sâu ban đầu như thiết kế (-16m), doanh nghiệp cảng sẽ phải nạo vét một khối lượng bùn cát lên đến hơn nửa triệu m3. Nếu tính chi phí thông thường (giá dầu hiện tại, vị trí đổ thải gần,…) thì doanh nghiệp cũng mất đến cả trăm tỷ đồng thực hiện việc nạo vét này.

Trao đổi với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, một lãnh đạo Công ty TNHH cảng container quốc tế Hải Phòng cho biết ngoài vướng mắc về thủ tục đấu thầu thì nguyên nhân quan trọng khác khiến đơn vị không thực hiện được việc nạo vét do thủ xin phép đổ thải vật liệu nạo vét. “Hiện tại, mọi thủ tục đã hoàn tất, điểm đổ thải đã được UBND thành phố Hải Phòng cho phép nên việc nạo vét có thể tiến hành ngay trong quý III/2021” – vị này cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nghị định quy định tiêu chí phân loại cảng biển

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nghị định quy định tiêu chí phân loại cảng biển

    19:56, 29/07/2021

  • Thu phí hạ tầng cảng biển TP HCM (Kỳ II): “Đi ngược” chỉ đạo phát triển vận tải đường thuỷ

    Thu phí hạ tầng cảng biển TP HCM (Kỳ II): “Đi ngược” chỉ đạo phát triển vận tải đường thuỷ

    03:30, 05/07/2021

  • Xin đừng “bỏ ngỏ” cảng biển du lịch

    Xin đừng “bỏ ngỏ” cảng biển du lịch

    11:03, 16/06/2021

  • Đề xuất lùi thời gian thu phí cảng biển TP HCM: 3 tháng là quá ngắn!

    Đề xuất lùi thời gian thu phí cảng biển TP HCM: 3 tháng là quá ngắn!

    04:00, 23/06/2021

  • Thu phí hạ tầng cảng biển TP HCM: (Kỳ 1) Hàng quá cảnh đi Campuchia mất lợi thế!

    Thu phí hạ tầng cảng biển TP HCM: (Kỳ 1) Hàng quá cảnh đi Campuchia mất lợi thế!

    04:00, 30/06/2021

  • Hấp lực từ PPP cảng biển

    Hấp lực từ PPP cảng biển

    08:45, 03/07/2021

TRUNG THÀNH