Đề xuất lùi thời gian thu phí cảng biển TP HCM: 3 tháng là quá ngắn!

Diendandoanhnghiep.vn Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM đề nghị kéo dài thời gian thu phí hạ tầng khu vực cảng biển TP.HCM thêm 3 tháng. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng thời gian lùi quá ngắn.

fd

Văn bản xin ý kiến đề nghị kéo dài thời gian thu phí hạ tầng khu vực cảng biển TP.HCM thêm 3 tháng của Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM.

Tối thiểu phải 6-12 tháng

Theo nguồn tin của Diễn đàn Doanh nghiệp, trước tình hình diễn biến phức tạp của Covid-19 trên địa bàn TP.HCM cùng với các kiến nghị của nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp về việc lùi ngày thu phí, chưa thu phí để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh, Sở Giao thông – Vận tải đã dự thảo hồ sơ sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND về ban hành mức thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM.

Cụ thể, trong tờ trình gửi HĐND TP.HCM, Sở GTVT đề nghị thời gian thu phí hạ tầng cảng biển sẽ bắt đầu từ ngày 1/10/2021. Như vậy, so với mốc thời gian hiện hành là 1/7/2021, Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM đã đề nghị giãn 3 tháng.

Theo Sở GTVT, mốc thời gian 3 tháng được dựa trên kịch bản dịch Covid-19 có thể cơ bản được khống chế vào khoảng tháng 7, các doanh nghiệp có khả năng phục hồi trong 2 tháng tiếp theo.

Như vậy, với khoản tiền dự thu trong 3 tháng này là 723 tỷ đồng, Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM cho rằng đây là một “khoản hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.

Tuy nhiên, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng thời gian lùi 3 tháng như đề xuất của Sở GTVT là quá ngắn.

Đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu và hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM phải trả 2,2 triệu đồng/container 20 ft, 4,4 triệu đồng/container 40 ft hoặc 50.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời.

Đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu và hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM phải trả 2,2 triệu đồng/container 20 ft, 4,4 triệu đồng/container 40 ft hoặc 50.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời.

 

“Thời gian lùi áp dụng thu phí hạ tầng cảng biển TPHCM chỉ 3 tháng là quá ngắn. Chúng tôi đề xuất mức tối thiểu phải là hết năm 2021 hoặc khi dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trở lại bình thường”, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics (VLA) chia sẻ.

Theo lý giải của vị đại diện VLA, nếu 3-6 tháng tới dịch bệnh chưa được kiểm soát, việc giãn cách vẫn diễn ra thì việc duy trì hoạt động trong bối cảnh giá cước tăng cao, vận chuyển đình trệ cũng đã là “gánh nặng” với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp logistics. Không thể tiếp tục có thêm tình trạng “phí chồng phí”.

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP.HCM, chủ hàng phải trả 250.000 đồng/container 20 ft, 500.000 đồng/container 40 ft và 15.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời.

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP.HCM, chủ hàng phải trả 250.000 đồng/container 20 ft, 500.000 đồng/container 40 ft và 15.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời.

Từng trao đổi về vấn đề này, TS Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đề nghị xem xét không thu các loại phí đã nêu trong bối cảnh kinh tế đang gặp khó khăn do Covid-19, ít nhất là cho đến hết ngày 31/12/2021. Đồng thời điều chỉnh giảm các mức thu.

Cần điều chỉnh quy định “phân biệt đối xử”

Trước đó, Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM vừa có văn bản gửi Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP.HCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Hiệp hội Vận tải hàng hóa đề nghị góp ý dự thảo sửa đổi quy định về thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM.

Tuy nhiên, đại diện nhiều hội ngành nghề như VITAS, VASEP cho biết việc áp dụng thu phí hạ tầng cảng biển là dồn thêm gánh nặng cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây nhiều bất lợi.

Theo đó, Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND về ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng cảng biển trên địa bàn TP HCM quy định, đối với hàng xuất nhập khẩu mức thu phí đối với container 20’ là 250.000 đồng, container 40’ là 500.000 đồng, đối với hàng lỏng, hàng rời là 15.000 đồng/tấn. Đặc biệt, đối với hàng hoá xuất khẩu mở tờ khai ngoài địa bàn thành phố sẽ áp dụng mức phí gấp đôi mức kể trên.

“Chúng tôi nhận định điều này gây khó khăn, thậm chí bức xúc cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp. Cùng với đó, điều này đặc biệt làm khó các doanh nghiệp mở tờ khai ngoài địa bàn thành phố”, đại diện VITAS chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp.

Cùng quan điểm, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM, cho biết đã kiến nghị UBND TP xem xét hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, gây ảnh hưởng nặng nề lên hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu của hầu hết doanh nghiệp. Trong đó, kiến nghị thành phố xem xét giãn thời hạn áp dụng thu phí cảng biển, giảm phí cho các trạm thu phí trên địa bàn.

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM, chủ hàng phải trả 500.000 đồng/container 20 ft, 1.000.000 đồng/container 40 ft và 30.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời.

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM, chủ hàng phải trả 500.000 đồng/container 20 ft, 1.000.000 đồng/container 40 ft và 30.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời.

"Đồng ý là đã đầu tư thì phải thu phí nhưng trong lúc doanh nghiệp khó khăn vì dịch Covid-19, chi phí logistics còn rất cao như hiện nay thì cần có sự linh hoạt điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp", ông Chu Tiến Dũng nêu quan điểm.

Trước đó, vào cuối tháng 4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cũng có gửi Bộ Tư pháp một loạt kiến nghị, trong đó, có đề nghị Bộ Tư pháp báo cáo Chính Phủ yêu cầu TP HCM xem xét không thu các loại phí hạ tầng, công trình dịch vụ công ích tại khu vực cửa khẩu và cảng biển trong giai đoạn kinh tế khó khăn do tác động của đại dịch.

Theo lý giải của VASEP, việc thu phí này khiến "phí chồng phí". Doanh nghiệp sẽ phải trả phí lên tới hàng tỷ đồng một năm. Chẳng hạn như doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa, mỗi năm xuất 3.000 container thì phải trả tới 5,5 tỷ đồng một năm. Ngoài ra, tiền phí trạm BOT mỗi năm là 7,5 tỷ đồng. Như vậy, một năm họ phải trả tới 13 tỷ đồng.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc thu phí gấp đôi với hàng hoá của địa phương khác ngoài TP HCM là sự “phân biệt đối xử” có dấu hiệu trái luật, thậm chí là sự cạnh tranh không lành mạnh, không xứng đáng với vị thế của một thành phố “đầu tàu” về phát triển kinh tế.

Không những phân biệt đối xử, Nghị quyết thu phí hạ tầng cảng biển của TP HCM cũng không tính đến yếu tố thực tế của hoạt động logistics. Hàng hóa đến cảng của TP không phải chỉ là hàng hóa xuất nhập khẩu, mà còn có hàng hóa trung chuyển, chuyển tải đi Campuchia và các địa phương khác. 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất lùi thời gian thu phí cảng biển TP HCM: 3 tháng là quá ngắn! tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714325421 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714325421 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10