Tác động kinh tế của "thẻ vàng" IUU: (Kỳ 3) Mục tiêu gỡ thẻ vàng năm 2022

LINH NGA 17/08/2021 04:00

Các nỗ lực hiện tại của Việt Nam đã được Ủy ban châu Âu (EC) ghi nhận và hoàn toàn có cơ sở để đặt mục tiêu sang năm 2022, Việt Nam sẽ gỡ được thẻ vàng IUU về thủy sản.

fd

Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 16-18 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, cả nước phải có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản bình quân hàng năm là 7-9% trong 10 năm tới.

Theo đại diện Công ty TNHH Hải Vương, nếu bị Ủy ban châu Âu rút thẻ đỏ, thiệt hại sẽ lớn hơn con số 480 triệu USD. “Không chỉ mất EU mà còn liên lụy sang hầu hết các thị trường khác, khi đó giá trị xuất khẩu sẽ giảm nghiêm trọng. Vì vậy, Chính phủ cùng các bộ, ngành phải bằng mọi cách tuyệt đối không để bị phạt thẻ đỏ”, vị này nói.

Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 16-18 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, cả nước phải có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản bình quân hàng năm là 7-9% trong 10 năm tới. Với kịch bản thẻ vàng không được gỡ bỏ, tốc độ tăng trưởng 9%/năm chắc chắn không thể đạt được. Bị cảnh báo thẻ đỏ, rất khó để duy trì sự tăng trưởng tích cực trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm tới.

Ngoài ra, các thị trường chính khác như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sẽ hạn chế hoặc ngừng hoàn toàn nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Đồng thời, giá thủy sản xuất khẩu sang các thị trường khác cũng sẽ giảm do các nhà nhập khẩu cố tình hạ giá hoặc do thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước khác.

Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành thủy sản, làm giảm uy tín của không chỉ sản phẩm thủy sản khai thác mà còn cả sản phẩm thủy sản nuôi trồng của Việt Nam trên thị trường thế giới. Khi đó, nền kinh tế thủy sản suy giảm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 4,7 triệu lao động Việt Nam và tác động mạnh đến các ngành khác do thay đổi cơ cấu lao động của ngành thủy sản.

Tuy nhiên, “Ít nhất trong năm nay và năm sau, thủy sản Việt Nam sẽ không bị Ủy ban châu Âu áp thẻ đỏ”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng cho biết. Theo ông Hùng, 4 năm qua, Việt Nam đã thể hiện cho Ủy ban châu Âu thấy quyết tâm chính trị lớn và tinh thần chủ động vào cuộc gỡ thẻ vàng. 

Gỡ thẻ vàng cần hành động quyết liệt, sâu sát hơn nữa

Gỡ thẻ vàng cần hành động quyết liệt, sâu sát hơn nữa.

Chia sẻ về nỗ lực khắc phục thẻ vàng IUU, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) Phùng Đức Tiến cho biết, sau gần 4 năm Việt Nam bị EC cảnh báo thẻ vàng IUU, đến nay EC tiếp tục đánh giá cao cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai chống khai thác IUU.

Các kết quả chính có thể kể đến như: áp dụng Luật Thủy sản 2017; việc lắp đặt thiết bị giám sát thiết bị hành trình cho tàu trên 24m đã cơ bản hoàn thành; việc đánh giá, đánh dấu tàu các đã đạt trên 90%; công tác xác nhận nguồn gốc thủy sản tại các cảng cá được chỉ định cho tàu cá khai thác đã cơ bản đảm bảo; công tác chứng nhận đảm bảo yêu cầu của các chủ hàng xuất khẩu…

Về việc xử phạt các tàu vi phạm các hành vi IUU, ông Phùng Đức Tiến cho biết, các bộ ngành và địa phương cũng đã vào cuộc tích cực và đồng đều hơn. Năm 2020, cơ quan chức năng đã xử phạt 2.468 vụ, với số tiền 61 tỷ đồng, nhiều hành vi đã bị xử phạt với khung cao nhất gần 1 tỷ đồng.

Trả lời câu hỏi về việc liệu Việt Nam có bị thẻ đỏ IUU hay không, TS. Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNN) cho rằng, điều này khó xảy ra. Bởi vì, nhìn vào quá trình gần 4 năm thực hiện, Việt Nam thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn, muốn gỡ thẻ vàng IUU chứ không phải buông và Việt Nam vẫn đang rất tích cực nên không có lý do gì EC sẽ áp thẻ đỏ nếu những nỗ lực hiện tại vẫn tiếp tục.

Cho ý kiến về vấn đề này, ôn Phạm Anh Tuấn - Chuyên gia Tư vấn cao cấp về thuỷ sản của WB Việt Nam cho biết, với quy mô nghề cá nhỏ như Việt Nam, chuyện đáp ứng ngay các điều kiện tuân thủ của IUU không phải là một sớm một chiều mà là khó khăn, thách thức cần thời gian khắc phục. Điều quan trọng nhất, EC đánh giá là Việt Nam có thiện chí khắc phục và thể hiện quá trình thay đổi từng bước. "Với quan điểm đó và với nỗ lực của Việt Nam, vấn đề chỉ là Việt Nam tháo thẻ vàng như thế nào thôi, còn việc áp dụng thẻ đỏ là chưa thể xảy ra" - vị chuyên gia này nói.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký VASEP nhấn mạnh, với nỗ lực từng năm hay theo từng kỳ châu Âu đánh giá và với hiện trạng hiện tại dựa theo khuyến cáo của họ thì hoàn toàn có thể có một niềm tin rằng, các nỗ lực của Việt Nam đã được châu Âu ghi nhận và hoàn toàn có cơ sở để mục tiêu sang năm 2022, Việt Nam sẽ gỡ được thẻ vàng, trở về thẻ xanh.

Có thể bạn quan tâm

  • Tác động kinh tế của

    Tác động kinh tế của "thẻ vàng" IUU: (Kỳ 2) Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2021

    11:15, 16/08/2021

  • Tác động kinh tế của

    Tác động kinh tế của "thẻ vàng" IUU: (Kỳ 1) Thuỷ sản nguy cơ mất thị trường châu Âu

    03:00, 12/08/2021

  • Kết nối tiêu thụ nông, thủy sản cho Nam Bộ và Tây Nguyên

    Kết nối tiêu thụ nông, thủy sản cho Nam Bộ và Tây Nguyên

    20:29, 06/08/2021

  • Đề nghị ưu tiêm vắc xin cho công nhân ngành thủy sản

    Đề nghị ưu tiêm vắc xin cho công nhân ngành thủy sản

    11:00, 05/08/2021

  • Ngành thuỷ sản kiến nghị giải pháp “sống chung” với… dịch COVID-19

    Ngành thuỷ sản kiến nghị giải pháp “sống chung” với… dịch COVID-19

    04:46, 03/08/2021

  • Lo xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm tuột dốc

    Lo xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm tuột dốc

    04:00, 03/08/2021

  • Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: Nỗi ám ảnh “nói một đằng làm một nẻo”

    Thủy sản gặp khó vì “bó” kiểm dịch: Nỗi ám ảnh “nói một đằng làm một nẻo”

    03:30, 31/07/2021

LINH NGA