Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022 – 2025: Dùng đầu tư công để kích thích tổng cầu

ĐÌNH ĐẠI 17/10/2021 11:00

Đó là đề xuất của TS. Trần Du Lịch tại Hội thảo Khoa học "Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2022 - 2025", do UBND TP.HCM tổ chức sáng nay (16/10).

Hội thảo Khoa học

Hội thảo Khoa học "Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2022 - 2025", do UBND TP.HCM tổ chức sáng nay (16/10).

TS. Trần Du Lịch – Chuyên gia Kinh tế cho rằng, thời gian tới, Thành phố cần đẩy nhanh hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và tái cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng hiệu quả hơn và nâng cao hơn. Theo ông Lịch, sự thay đổi của thị trường không phải do thị trường tự làm gãy đổ, mà do các biện pháp chống dịch COVID-19 đã làm gãy đổ thị trường.

“Nhiều người cho rằng, doanh nghiệp hiện nay như một cái lò xo đang bật dậy, nhưng theo tôi, đây không phải là một cái lò xo mà là một chùm lò xo, có cái tự bật lại được, nhưng có cái thì không thể bật lại được. Do đó, chính sách cần phải tác động vào những cái lò xo không thể bật lên được. Đây là vấn đề lựa chọn đối tượng để hỗ trợ, chúng ta không thể làm tràn lan, mà phải có chọn lọc”, ông Lịch nêu quan điểm.

Ông Lịch cho rằng, vị trí và vai trò của TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, nếu Thành phố mà “liệt” thì cả nước sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, phục hồi kinh tế TP.HCM không phải là vấn đề của riêng Thành phố, mà là vấn đề của quốc gia. Đặc biệt là liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Thành phố muốn phát triển thì trong cơ cấu có 4 nhóm ngành công nghiệp và 9 nhóm ngành dịch vụ, các nhóm này đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng của Thành phố. Do đó, cần lựa chọn trụ cột để tác động chính sách, tạo sức lan tỏa nhanh nhất để vực dậy kinh tế.

TS. Trần Du Lịch cho rằng, TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước. Do đó, phục hồi kinh tế TP.HCM không phải là vấn đề của riêng Thành phố, mà là vấn đề của quốc gia.

TS. Trần Du Lịch cho rằng, TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước. Do đó, phục hồi kinh tế TP.HCM không phải là vấn đề của riêng Thành phố, mà là vấn đề của quốc gia.

Chúng ta cần dùng đầu tư công để kích thích tổng cầu. Đầu tư công kích ở đâu? Thành phố đột phá làm sao để tất cả các dự án đầu tư công thực hiện trong thành phố này theo 4 chương trình trọng điểm của Đại hội XI của Đảng bộ Thành phố, đặc biệt là chương trình 2về phát triển hạ tầng trong giai đoạn 2020 – 2030. Nếu làm được chúng ta vừa cứu được kinh tế, vừa giải quyết được bài toán về hạ tầng của Thành phố nhanh hơn”, TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh

Về xác định trụ cột của tăng trưởng 4 ngành công nghiệp chủ lực, TS Trần Du Lịch nhấn mạnh về ngành xây dựng, làm sao để trong 4 năm tới thành phố như một đại công trình. Những dự án bất động sản đang còn tồn đọng nhiều năm qua, nếu giải quyết được, chỉ riêng mảng này đã thu hút được vốn đầu tư tư nhân rất lớn

Về xác định các đối tượng cần hỗ trợ, theo TS Trần Du Lịch, cần dựa trên 3 tiêu chí: có đóng góp nhiều vào cơ cấu tăng trưởng kinh tế của Thành phố; có tác động lan tỏa và ít có khả năng phục hồi. 

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, hộ kinh doanh, giải pháp hỗ trợ cho nhóm này chính là hành chính công và quản trị công. Theo TS Trần Du Lịch, đây là nhóm giải pháp ít tốn kém nhất nhưng lại hiệu quả nhất để các doanh nghiệp tự phục hồi phát triển theo quan hệ thị trường giúp người dân tạo ra sinh kế cho mình.

Ông cho rằng, các biện pháp trước mắt là triển khai hiệu quả Nghị quyết 128 của Chính phủ một cách linh hoạt, sáng tạo và mở rộng hoạt động kinh tế để doanh nghiệp và người dân tự tổ chức lại sản xuất với động lực tự nhiên của “lò xo bị nén”.

Thành phố chủ động quan hệ với các địa phương để khai thông hệ thống vận tải, chấm dứt tình trạng chia cắt theo ranh giới hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất Thành phố phối hợp với doanh nghiệp hỗ trợ đưa lao động ở địa phương trở lại Thành phố làm việc.

Về giải pháp hỗ trợ tài chính tín dụng cho doanh nghiệp, ông Lịch đề xuất Thành phố thực hiện cơ chế bù lãi suất. Theo ông Lịch, Thành phố đã có cơ chế bù lãi suất để di dời đối với công nghệ, lãi suất cho đầu tư vào lĩnh vực y tế, giáo dục. “Đây là cơ chế rất hiệu quả mà Thành phố đã áp dụng từ những năm 2000”, ông Lịch nói.

Bên cạnh đó, Thành phố cần thực chương trình kết nối doanh nghiệp với ngân hàng. Bởi theo ông, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang còn nợ quá hạn nên không thể vay tiếp để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Do đó, chương trình kết nối doanh nghiệp với ngân hàng là thẩm định những dự án của những doanh nghiệp đang còn nợ để tháo gỡ và cứu doanh nghiệp. Ông Lịch gọi giải pháp này là “nuôi nợ để đòi nợ”.

“Ngoài ra, Thành phố đồng thời cần triển khai nhanh dự án quan trọng bị ngưng trệ như: Xây dựng trung tâm tài chính TP.HCM; trung tâm khởi nghiệp sáng tạo tại TP Thủ Đức; xây dựng đô thị thông thông minh; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp số hóa các hoạt động…”, TS Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022 - 2025: Đề xuất gói hỗ trợ 250.000 tỷ đồng

    Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022 - 2025: Đề xuất gói hỗ trợ 250.000 tỷ đồng

    15:00, 16/10/2021

  • Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022-2025: 3 vấn đề cần giải quyết

    Phục hồi kinh tế TP.HCM 2022-2025: 3 vấn đề cần giải quyết

    10:12, 16/10/2021

  • 3 giai đoạn mở cửa du lịch TP.HCM

    3 giai đoạn mở cửa du lịch TP.HCM

    21:31, 15/10/2021

  • TP.HCM: Hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi kinh tế

    TP.HCM: Hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi kinh tế

    02:00, 15/10/2021

  • TP.HCM: Y tế tư nhân được thu phí điều trị COVID-19

    TP.HCM: Y tế tư nhân được thu phí điều trị COVID-19

    16:55, 10/10/2021

  • TP.HCM sẽ ngừng hoạt động bệnh viện dã chiến Thành phố

    TP.HCM sẽ ngừng hoạt động bệnh viện dã chiến Thành phố

    14:46, 09/10/2021

ĐÌNH ĐẠI