DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Khai thác lợi thế từ các FTA để bứt tốc

THY HẰNG - Ảnh: TUẤN ANH 23/11/2021 16:29

Theo đó, cần khai thác lợi thế từ các hiệp định FTA đẩy mạnh xuất khẩu với các nhóm mặt hàng chủ lực có thế mạnh của Việt Nam, đồng thời, quản lý tốt nhập khẩu.

>>DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng

Phát biểu tại “Diễn đàn Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng” ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết, đến nay, Việt Nam là một trong số ít các nước chỉ sau 15 năm vào WTO mà đã đàm phán, ký kết 15 FTA, trong đó có 8 FTA ký kết trong khuôn khổ hợp tác ASEAN nội và ngoại khối. Với tư cách là một bên độc lập, Việt Nam đã ký kết 6 FTA với các đối tác: Nhật Bản, Chi lê, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á Âu, Liên minh Châu Âu, và Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết, đến nay, Việt Nam là một trong số ít các nước chỉ sau 15 năm vào WTO mà đã đàm phán, ký kết 15 FTA

Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết, đến nay, Việt Nam là một trong số ít các nước chỉ sau 15 năm vào WTO mà đã đàm phán, ký kết 15 FTA.

Các thị trường và nhóm hàng cần chú trọng

Theo cam kết tại các Hiệp định này, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường hàng hóa với việc cắt giảm theo lộ trình từ 70% đến 100% dòng thuế. Đặc biệt trong 02 FTA thế hệ mới là FTA Việt Nam - EU và CPTPP, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường sâu rộng trên các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm Chính phủ và cả những lĩnh vực nhạy cảm như lao động, môi trường…

“Chúng ta là một trong những nước tận dụng các Hiệp định tốt chỉ sau Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt đang tận dụng rất tốt điều này”, ông Trịnh Minh Anh nhận định.

Theo đó, tính riêng 10 tháng đầu năm 2021, bất chấp đại dịch, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước ước tính đạt 69,77 tỷ USD, tăng 7,7% và chiếm 26,04% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; Khu vực kinh tế nước ngoài (kể cả dầu thô) ước tính đạt 198,16 tỷ USD, tăng 20,1% và chiếm tỷ trọng 73,96% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Khu vực kinh tế nước ngoài tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Về cán cân thương mại, cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng năm 2021 ước nhập siêu 1,45 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 21,28 tỷ USD.

“Trong thời gian qua, các cam kết FTA vẫn đang được các doanh nghiệp phát huy tác dụng, tuy nhiên tình hình dịch bện covid bùng phát trở lại đã làm ảnh hưởng lớn đến các thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam”, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế nhận định.

Ông Trịnh Minh Anh cho rằng, trong năm 2022, kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến rất nhanh, phức tạp và khó lường, yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen. Sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid - 19 với các biến chủng mới khó kiểm soát, có khả năng tác động lâu dài đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các quốc gia khu vực châu Á làm thay đổi lại cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của thế giới; nhiều nước đã thay đổi định hướng, chiến lược phát triển kinh tế hướng tới nâng cao nội lực, thị trường trong nước, phát triển bền vững và thúc đẩy kinh tế số.

Ở trong nước, đợt dịch Covid -19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 4 đến nay đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng, có đóng góp lớn đối với nền kinh tế; một số khu công nghiệp, nơi tập trung lượng lớn lao động, có các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế, thu ngân sách tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh, thành phía Nam… bị tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng lớn tới các chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, xuất khẩu; trong khi đó, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu tăng cao, cước phí vận chuyển quốc tế tăng mạnh; các thị trường xuất khẩu sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu... đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Do đó, để khai thác lợi thế từ các hiệp định FTA vượt qua những khó khăn kể trên, đẩy mạnh xuất khẩu quản lý tốt nhập khẩu Việt Nam cần tận dụng tốt những FTA và các nhóm hàng ta có lợi thế.

“Chúng ta cần phải tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực, hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách. Đồng thời, tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược”, ông Trịnh Minh Anh nhấn mạnh.

Cụ thể, về thị trường xuất khẩu, ông Trịnh Minh Anh nhận định cần tập trung cao độ vào các thị trường chủ chốt mà ta đã và đang có lợi thế như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Về thị trường nhập khẩu, ông Minh Anh cho rằng cần chú trọng đến các thị trường gồm thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. 

Về nhóm hàng và mặt hàng xuất khẩu, cần chú trọng khai thác các mặt hàng thế mạnh gồm nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: sắn, cao su, nhân điều, rau quả, Thủy sản, chè các loại...; Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: than đá, xăng dầu các loại, dầu thô, quặng; Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng vai trò quan trọng, đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước khi chiếm tỷ trọng 86,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước: sắt thép các loại,; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt và may mặc, giầy dép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, Phương tiện vận tải và phụ tùng, túi xách, vali, mũ, ô dù, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Đá quý và kim loại quý...

Về nhóm hàng nhập khẩu, các nhóm hàng cần nhập khẩu gồm Hạt điều; quặng và khoáng sản; cao su; khí đốt hóa lỏng; sản phẩm hóa chất; phân bón; chất dẻo nguyên liệu; thép các loại; giấy các loại; Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Nguyên phụ liệu dệt may, da giày; vải các loại; bông các loại; Xăng dầu các loại; Dầu thô; thức ăn gia súc và nguyên liệu; Thủy sản...

Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu: rau quả; bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, Phế liệu sắt thép; Đá quý, kim loại quý và sản phẩm...

>>DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: 5 nhóm ngành “dẫn đường” cho kinh tế Việt Nam 2022

Những giải pháp trọng tâm

Từ những trọng tâm được chỉ ra ở trên, ông Trịnh Minh Anh phân tích, trong năm 2022, các nhóm giải pháp cần triển khai thực hiện trong năm 2022

Trước hết, về phát triển sản xuất công nghiệp, tiếp tục triển khai khẩn trương, quyết liệt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương các nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải nhằm bảo đảm tối đa lưu thông hàng hóa, lao động trở lại phục vụ việc phục hồi các hoạt động sản xuất sau dịch bệnh, tránh tình trạng “cát cứ”, không thống nhất gây khó khăn cho việc phục hồi các chuỗi cung ứng về hàng hóa và lao động cho sản xuất. Đồng thời bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng.

ff

Diễn đàn “Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 23/11/2021.

Về xuất nhập khẩu, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia để tham mưu Chính phủ các giải pháp điều hành ứng phó với các yếu tố bất lợi.

Chú trọng công tác triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do nói chung, nhất là các FTA thế hệ mới. Tổ chức xúc tiến thương mại trực tuyến, chú trọng logistics…

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Về phát triển thị trường trong nước, cần đẩy mạnh lưu thông phân phối hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân giữa các địa phương.

Triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước như: tổ chức tháng khuyến mại trên toàn quốc, các chương trình bán hàng lưu động, chương trình bình ổn thị trường…

Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại thị trường trong nước. Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa;

Tiếp tục triển khai các chương trình, Đề án và Chiến lược phát triển thị trường trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Có thể bạn quan tâm

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Doanh nghiệp cần chủ động biện pháp đối phó với thách thức

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Doanh nghiệp cần chủ động biện pháp đối phó với thách thức

    16:09, 23/11/2021

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: 5 nhóm ngành “dẫn đường” cho kinh tế Việt Nam 2022

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: 5 nhóm ngành “dẫn đường” cho kinh tế Việt Nam 2022

    16:07, 23/11/2021

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Bốn yếu tố then chốt quyết định mức độ phục hồi kinh tế Việt Nam

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Bốn yếu tố then chốt quyết định mức độ phục hồi kinh tế Việt Nam

    15:53, 23/11/2021

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Thay đổi tư duy trong cải cách thể chế

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Thay đổi tư duy trong cải cách thể chế

    15:25, 23/11/2021

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Bối cảnh thế giới và những điểm nhấn cho phát triển kinh doanh

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Bối cảnh thế giới và những điểm nhấn cho phát triển kinh doanh

    15:00, 23/11/2021

  • DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Doanh nghiệp kỳ vọng chương trình tổng thể hồi phục kinh tế

    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Doanh nghiệp kỳ vọng chương trình tổng thể hồi phục kinh tế

    14:39, 23/11/2021

  • [TRỰC TIẾP] DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng

    [TRỰC TIẾP] DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng

    14:00, 23/11/2021

THY HẰNG - Ảnh: TUẤN ANH