Giá vàng “kẹt” trong biên độ hẹp ngắn hạn
Những yếu tố tác động trái chiều đã và đang khiến giá vàng chưa có xu hướng rõ ràng trong ngắn hạn.
Đúng như dự báo, sau khi mở cửa ở mức 1.207USD/oz, giá vàng quốc tế đã nối tiếp đà tăng của tuần trước lên tới mức 1.215USD/oz. Giá vàng tăng là do USD sụt giảm mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khi Chủ tịch FED bật tín hiệu sẽ chỉ tăng dần lãi suất trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch FED “hạ giọng”, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?
04:39, 26/08/2018
Phiên cuối tuần: Giá vàng tăng “phi mã” sau thời gian bị “kìm nén”
11:05, 25/08/2018
Áp lực bán tháo vẫn đè nặng lên giá vàng tuần tới
04:40, 19/08/2018
Khủng hoảng tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ có “vực dậy” giá vàng tuần tới?
05:30, 12/08/2018
Giá vàng sẽ phục hồi trở lại 1.300USD/oz cuối năm nay?
11:05, 08/08/2018
Tăng “sốc” phiên đầu tuần, giá vàng được dự báo còn tăng trong trung hạn
11:01, 06/08/2018
Tuy nhiên, sau đó giá vàng đã giảm xuống 1.199USD/oz sau khi Mỹ và Mexico đạt được thỏa thuận thương mại trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), góp phần tăng cường vị thế chính trị của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới. Điều này sẽ giúp ông Trump tiếp tục gia tăng sức ép đối với Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại hiện nay. Đặc biệt, vừa qua ông Trump đã lên tiếng khẳng định hiện nay chưa phải là thời điểm đàm phán để giải quyết những bất đồng thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc, cho thấy rất có thể chính quyền Trump sẽ tiếp tục dùng biện pháp thuế quan bảo hộ đối với Trung Quốc trong thời gian tới.
Chiến tranh thương mại càng leo thang thì các nhà đầu tư sẽ càng “săn lùng” USD để bảo toàn giá trị đầu tư, qua đó tác động tiêu cực đến giá vàng.
Mặc dù Ấn Độ đã bước vào mùa cưới, lễ hội, giúp nhu cầu vàng của quốc gia này đã gia tăng, nhưng nhu cầu vàng ở Trung Quốc vẫn chưa thấy dấu hiệu phục hồi. Theo Cục Hải quan Thụy Sỹ, lượng vàng nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 68 tấn.
Mặc dù vậy, tình hình căng thẳng địa chính trị ở một số khu vực vẫn đang nóng lên từng ngày, cũng phần nào giúp gia tăng vai trò trú ẩn của vàng. Hiện tại Mỹ đã điều tàu sân bay và các tàu chiến tới khu vực Trung Đông, được cho là chuẩn bị tiếp tục không kích Syria. Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis vừa tuyên bố Mỹ không có kế hoạch ngừng tập trận chung với Hàn Quốc như tuyên bố của Tổng thống Trump tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều tại Singapore. Ngay cả Triều Tiên cũng đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đổ vỡ đàm phán hạt nhân với Mỹ.
Theo đó, giá vàng khó giảm giá sâu, mà cũng sẽ không tăng mạnh trong thời gian tới. Các chỉ số phân tích kỹ thuật cũng cho thấy, giá vàng vẫn đang điều chỉnh, củng cố trong biên độ 1.187- 1.225USD/oz trong ngắn hạn.
Các số liệu GDP, PCE... của Mỹ được công bố sắp tới tiếp tục là những thông tin có thể tác động mạnh đến giá vàng.
Tại thị trường vàng Việt Nam, sau khi mở cửa tuần này, giá vàng miếng SJC đã tăng lên 36,68- 36,84 triệu đồng/lượng, nhưng do giá vàng quốc tế điều chỉnh giảm trở lại, nên giá vàng miếng SJC cũng đã giảm mạnh xuống mức 36,59- 36,69 triệu đồng/lượng.
Theo ghi nhận của các doanh nghiệp kinh doanh vàng ở khu vực phía Bắc, hiện nhu cầu vàng trong nước vẫn ở mức khá thấp, chưa có dấu hiệu phục hồi.
Hiện tại, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi khoảng 2,6 triệu đồng/lượng.