Giá vàng ngắn hạn: Cẩn trọng với áp lực chốt lời
Việc giá vàng tăng mạnh trong thời gian qua đã khiến giá kim loại quý này rơi vào vùng vượt mua, khiến áp lực chốt lời gia tăng.
Sau khi mở cửa ở mức 1.301USD/oz, giá vàng đã giảm nhẹ xuống 1.297USD/oz, nhưng sau đó lại tăng vọt lên tới mức 1.324USD/oz.
Sở dĩ giá vàng tăng mạnh là do USD đã giảm mạnh sau khi FED giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 2,25- 2,5% trong cuộc họp ngày 30/1 vừa qua, và cho biết sẽ tiếp tục trì hoãn kế hoạch tăng lãi suất trong thời gian tới. FED cho biết nền kinh tế Mỹ dù vẫn ổn định, nhưng đã có một số tín hiệu suy giảm, buộc cơ quan này phải thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ.
Theo dự báo của giới chuyên gia, nhiều khả năng FED sẽ chỉ tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay, và tiến tới chấm dứt chu kỳ thắt chặt tiền tệ hiện hành. Tuy nhiên, lãi suất của FED hiện vẫn ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, nên dù chấm dứt kế hoạch tăng lãi suất và nền kinh tế Mỹ bị suy giảm như dự báo, thì việc cắt giảm lãi suất của FED sẽ không quá lớn.
Có thể bạn quan tâm
Giá vàng tuần tới: “Bứt tốc” vượt xa 1.300USD/oz?
05:01, 27/01/2019
Giá vàng có dễ “hất tung” ngưỡng 1.300USD/oz?
05:01, 24/01/2019
Giá vàng tuần tới: Điều chỉnh để tăng cao hơn?
05:01, 20/01/2019
“Đích ngắm” của giá vàng ngắn hạn?
14:30, 17/01/2019
Động lực tăng giá vàng ngắn hạn còn lớn?
05:01, 11/01/2019
2 kịch bản giá vàng năm 2019
05:01, 31/12/2018
“Bắt mạch” giá vàng 2019
11:00, 30/12/2018
Bên cạnh đó, các NHTW trên thế giới vẫn tiếp tục tăng cường mua vàng để tăng quỹ dự trữ ngoại hối. Theo Hội đồng vàng Thế giới (WGC), riêng trong năm 2018, nhu cầu vàng thế giới đã tăng khoảng 4% lên mức 4.345 tấn, phần lớn là do lượng vàng mua vào của các NHTW đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1971, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay.
Ngoài ra, những bất ổn Brexit, đàm phán thương mại Mỹ- Trung chưa ngã ngũ, căng thẳng địa chính trị ở nhiều quốc gia và khu vực… cũng đã và đang hỗ trợ tích cực cho giá vàng trong ngắn hạn.
Hiện tại Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán thương mại, nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chưa sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu của Mỹ, nhất là khi hai bên vẫn còn căng thẳng sau khi Canda bắt giữ Phó chủ tịch tập đoàn Huawei theo đề nghị của Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa nếu 2 bên không đạt được kết quả trong cuộc đàm phán lần này, thì Mỹ sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ vào ngày 2/3 tới.
Ông Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích cao cấp của Tập đoàn Oanda, cho rằng giá vàng vẫn đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn, nếu các yếu tố cơ bản như USD yếu, quan điểm thận trọng của FED về chính sách tiền tệ… vẫn tiếp tục được duy trì. “Tôi cho rằng giá vàng vẫn ổn định trên mức 1.300USD/oz trong ngắn hạn. Tuy nhiên, 1.350USD/oz đang là mức quá “rắn” đối với giá vàng, nên giá kim loại quý này cần thêm một số yếu tố hỗ trợ thì mới có thể vượt qua mức kháng cự này”, ông Halley nhận định và cảnh báo, hiện trạng thái đầu cơ mua vàng đang ở mức cao, nên khả năng bán tháo để chốt lời ngắn hạn cũng rất lớn. Do đó, các nhà đầu tư cần thận trọng khi giá vàng vào vùng 1.325- 1.340USD/oz.
Theo phân tích kỹ thuật, hiện tại các chỉ số Stochastic, RSI, Aroon… cho thấy giá vàng đã đi vào vùng vượt bán trên biểu đồ ngày, tuần, mặc dù ADX, MACD… vẫn đang cho thấy tín hiệu tăng của giá vàng trong ngắn hạn. Do đó, nhiều khả năng giá vàng sẽ có những đợt điều chỉnh nếu không vượt qua được 1.325- 1.330USD/oz. Tuy nhiên, nếu vượt qua vùng này, giá vàng có thể sẽ leo lên tới mức 1.355USD/oz (MA100 trên biểu đồ tháng).
Tại thị trường vàng Việt Nam, sau khi mở cửa ở mức 36,72- 36,90 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng SJC đã dao động trong biên độ 36,66- 36,78 triệu đồng/lượng đến mức 36,94- 37,00 triệu đồng/lượng. Chính việc giá vàng tăng quá nhanh và mạnh mẽ đã khiến các nhà đầu tư thận trọng mua vào, mà chủ yếu bán ra để chốt lời.