Mỹ "thẳng tay" với Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính

AN CHI 09/09/2020 04:30

Sự đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc đã vượt ra ngoài lĩnh vực thương mại và công nghệ và hiện đang gia tăng trong lĩnh vực tài chính.

Dường như phần lớn thế giới chú ý đến Đạo luật Tự trị Hồng Kông, được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào ngày 15/7 vừa qua. Cụ thể, Đạo luật này sẽ xử phạt các quan chức và thực thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc do những cáo buộc Trung Quốc phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông.

"Báo cáo về Bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ khỏi những rủi ro đáng kể từ các công ty Trung Quốc" được nhóm công tác của Trump về thị trường tài chính bắt tay vào biên soạn từ ngày 24/7

Thế nhưng, các công ty Trung Quốc hiện đang niêm yết tại Mỹ có lẽ lo lắng hơn về các động thái của Mỹ nhằm tăng cường kiểm toán đối với họ. Thậm chí, chính quyền Tổng thống Trump cũng đã đe dọa hủy niêm yết các công ty Trung Quốc. Điều này cho thấy Mỹ sẽ quyết tâm cắt đứt liên kết thị trường tài chính giữa hai nước, đồng thời làm cho xung đột Mỹ- Trung càng trở nên căng thẳng hơn.

Vào ngày 6/8 vừa qua, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố một tài liệu với tiêu đề gây sửng sốt "Báo cáo về việc Bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ khỏi những rủi ro đáng kể từ các công ty Trung Quốc." Báo cáo này được một nhóm các chuyên gia chuyên nghiên cứu về thị trường tài chính tổng hợp theo chỉ đạo vào ngày 4/ 6 của Tổng thống Trump. Và việc tổng hợp thông tin để xây dựng báo cáo được bắt đầu từ ngày ngày 24/7 vừa qua.

Cụm từ chính gây chú ý trong báo cáo là "quyền tài phán bất hợp tác" hay gọi là NCJ. Điều này nhằm đến đối tượng là một quốc gia có các công ty được niêm yết tại Mỹ nhưng lại không hợp tác trong việc minh bạch các thông tin về hoạt động của họ. Báo cáo kêu gọi các công ty từ một quốc gia như vậy phải cho phép Uỷ ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (PCAOB) kiểm tra hồ sơ kiểm toán nếu các công ty này muốn được niêm yết tại Mỹ. Báo cáo cũng quy định rằng nếu bất kỳ một công ty nào trong diện trên từ chối cho PCAOB kiểm toán, thì công ty này sẽ bị hủy niêm yết tại Mỹ.

Một số người có thể coi báo cáo là kết quả của việc các trợ lý tài chính quá tuân thủ theo chỉ đạo của Tổng thống Trump. Điều này có thể đúng trong trường hợp nào đó, nhưng không phải trong trường hợp này. Lập trường cứng rắn đối với các nhà chức trách và công ty Trung Quốc thể hiện trong báo cáo thể hiện ý kiến tổng hợp của các nhà quản lý tài chính Mỹ, chẳng hạn như Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Jay Clayton, và Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Heath Tarbert.

Trong lịch sử, Trung Quốc đã từ chối hợp tác với PCAOB từ năm 2007, có thể vì không muốn Washington can thiệp vào những thông tin “tế nhị” do các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc nắm giữ. Nhưng không chỉ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc từ chối hợp tác mà ngay cả một số công ty khu vực tư nhân lớn bao gồm Baidu và Alibaba Group Holding, cũng từ chối sự hợp tác này.

Theo Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung, một cơ quan tư vấn lưỡng đảng cho Quốc hội Mỹ, tính đến ngày 25 tháng 2 năm 2019, có 156 công ty Trung Quốc đã được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York và Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Trong khi các công ty này có tổng giá trị vốn hoá thị trường là 1,2 nghìn tỷ USD, trong đó có tới 11 công ty, tập đoàn nhà nước do chính phủ Trung Quốc sở hữu 30% trở lên.

Daniel Zhang, center, CEO của Alibaba Group, đặt ra trước danh sách của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc tại Hồng Kông vào ngày 26 tháng 11 năm 2019

Ông Daniel Zhang, CEO của Alibaba Group (ở giữa) tại lễ niêm yết cổ phiếu của tập đoàn này tại Hồng Kông vào ngày 26 tháng 11 năm 2019

Trong số 11 công ty, tập đoàn nói trên có PetroChina, China Petroleum & Chemical, hoặc Sinopec, và China Life Insurance. Riêng các công ty này có vốn hóa thị trường lần lượt là 123,6 tỷ USD, 104,6 tỷ USD và 76,1 tỷ USD. Cổ phiếu của Sinopec được chào bán công khai tại Mỹ với tổng giá trị 3,5 tỷ USD trong khi cổ phiếu của China Life là 3 tỷ USD.

Trong bối cảnh đó, các công ty Trung Quốc đã bắt đầu nhận ra rủi ro khi niêm yết tại Mỹ và đang bắt đầu "quay trở lại" các sàn chứng khoán Hồng Kông. Động thái  “quay đầu là bờ” này đầu tiên phải kể đến “ông lớn” Alibaba - công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông vào tháng 11 năm 2019, đồng thời ở sàn NYSE. Alibaba đã huy động được 101,2 tỷ đô la Hồng Kông (13,05 tỷ USD) thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Hồng Kông. Alibaba đã thu về 21,7 tỷ USD thông qua IPO tại NYSE vào năm 2014.

Tiếp theo Alibaba, Nhà điều hành trang cổng thông tin NetEase và công ty thương mại điện tử hàng đầu JD. com hiện đều được giao dịch trên Nasdaq, cũng đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông vào tháng 6 vừa qua.

Khi các cơ quan quản lý tài chính Mỹ cứng rắn lập trường đối với các công ty Trung Quốc, ước tính có tới hơn 30 công ty Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ, sẽ tìm kiếm cơ hội niêm yết đồng thời ở Hồng Kông. Thế nhưng khi chính quyền Mỹ thông qua Đạo luật Tự trị Hồng Kông, thì động thái này đang làm lung lay vị thế của xứ cảng thơm - vốn là một trung tâm tài chính quốc tế. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp Trung Quốc lao đao. 

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ - Trung đang đạt được những tiến bộ về thương mại?

    Mỹ - Trung đang đạt được những tiến bộ về thương mại?

    11:00, 26/08/2020

  • Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung: Phía trước là 5G

    Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung: Phía trước là 5G

    05:32, 23/08/2020

  • Alibaba lo kẹt trong căng thẳng Mỹ - Trung

    Alibaba lo kẹt trong căng thẳng Mỹ - Trung

    07:19, 22/08/2020

AN CHI