Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 4): Tái cấu trúc, lành mạnh hóa và chuẩn hóa theo thông lệ

TS. CẤN VĂN LỰC & Các Cộng sự * 10/05/2021 11:10

“Tái cấu trúc” là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong những kế hoạch khôi phục nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu trong và sau dịch COVID-19.

Các chiến lược tái cơ cấu tập trung vào cắt giảm nhân sự, chi phí vận hành; sáp nhập các bộ phận, điều chuyển các vị trí nhân sự; cơ cấu lại mạng lưới hoạt động (kể cả việc giảm chi nhánh vật lý); đầu tư mạnh vào công nghệ số; hợp tác, mua lại một số sản phẩm, dịch vụ của Fintech, hợp tác với Bigtech tạo lập hệ sinh thái…

Như dự báo, ngay trong tháng 4/2021, thương vụ mua cổ phần trị giá khủng giữa SMBC và FE Credit của VPBank đã diễn ra hứa hẹn thị trường sẽ còn chứng kiến nhiều thương vụ đầu tư mới

Như dự báo, ngay trong tháng 4/2021, thương vụ mua cổ phần trị giá khủng giữa SMBC và FE Credit của VPBank đã diễn ra hứa hẹn thị trường sẽ còn chứng kiến nhiều thương vụ đầu tư mới

Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã tăng mạnh từ nửa cuối năm 2020 và dự báo tiếp tục sôi động về số thương vụ và giá trị trong giai đoạn 2021-2022.

Tiếp nối các thương vụ sáp nhập ngân hàng huyền thoại của thế giới trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, thị trường có thể sẽ chứng kiến các thương vụ M&A lớn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng như: UBS và Credit Suisse (Thụy Sỹ); Caixa Bank và Bankia (Tây Ban Nha); Citic Sercurities và CSC Financial (Trung Quốc), làn sóng M&A của các tổ chức tài chính Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á (Chiến lược M&A của Nhật Bản được hỗ trợ bởi nguồn tiền dồi dào tích lũy trong 20 năm (lên tới hơn 2.345 tỷ USD, tồn tại ở hình thức tiền gửi ngân hàng với lãi suất 0%), Việt Nam thuộc danh sách Top 5 điểm đến M&A của Nhật Bản (năm 2020)

Với thị trường vốn, tái cấu trúc, hiện đại hóa hoạt động là yêu cầu quan trọng nhằm khắc phục các sự cố rủi ro kỹ thuật (nghẽn lệnh, tạm ngừng giao dịch, đóng cửa…) trên toàn cầu khi nhiều thị trường chứng khoán (TTCK) xác lập mốc lịch sử.

Cơ quan quản lý, giám sát tài chính ở nhiều quốc gia yêu cầu các định chế tài chính (ĐCTC) tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp song đa số không hạ chuẩn tín dụng, kiểm soát rủi ro, tăng bộ đệm an toàn vốn, áp dụng nhiều hơn các chuẩn mực quản lý rủi ro theo Basel III (nhất là quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro đòn bẩy tài chính và kinh doanh phái sinh...).

Kỳ 4: Phát triển tài chính xanh, ngân hàng xanh

*Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

Có thể bạn quan tâm

  • Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 3): Thay đổi chính sách tiền tệ và tài khóa

    Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 3): Thay đổi chính sách tiền tệ và tài khóa

    05:30, 07/05/2021

  • Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 2): Phát triển tiền kỹ thuật số

    Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 2): Phát triển tiền kỹ thuật số

    04:00, 06/05/2021

  • Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 1): Chuyển đổi số mạnh mẽ

    Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 1): Chuyển đổi số mạnh mẽ

    11:00, 05/05/2021

TS. CẤN VĂN LỰC & Các Cộng sự *