Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 5): Phát triển tài chính xanh, ngân hàng xanh

TS.CẤN VĂN LỰC & Các Cộng sự * 12/05/2021 13:00

Trước những tác động nặng nề của dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nhận thức và hành vi của nhân loại toàn cầu (đặc biệt thế hệ Y, Z) ngày càng chuyển biến mạnh mẽ...

Sự chuyển biến này đi theo hướng gắn với bảo vệ sức khỏe, môi trường, tiết kiệm và dự phòng, xu hướng ưu tiên phát triển kinh tế xanh, năng lượng sạch. Theo Báo cáo “Việt Nam thế hệ kế tiếp” do Hội đồng Anh phát hành vào tháng 8/2020, thế hệ kế tiếp lựa chọn ưu tiên hàng đầu là: an toàn thực phẩm, tiếp cận nguồn nước sạch, và tiếp cận đào tạo cấp độ cao hơn.

Tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo là một trong những hướng thúc đẩy tín dụng xanh, ngân hàng xanh của các ngân hàng Việt thời gian qua. (Ảnh: Một dự án năng lượng tái tạo ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - H. Phi)

Tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo là một trong những hướng thúc đẩy tín dụng xanh, ngân hàng xanh của các ngân hàng Việt thời gian qua. (Ảnh: Một dự án năng lượng tái tạo ở vùng Đông Nam Bộ - H. Phi)

Theo Refinitiv, xu hướng tìm kiếm về tam giác phát triển bền vững (ESG-môi trường, xã hội và quản trị) qua Google giai đoạn 2017-2020 đã tăng gấp 10 lần giai đoạn 2011-2015, cho thấy mức độ quan tâm ngày càng lớn đến xanh hóa nền kinh tế và thị trường tài chính. ESG cũng là một trong các tiêu chí bổ sung của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s và Fitch.

Chiến lược “xanh hóa” tài chính sẽ bao trùm toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính: trung gian tài chính xanh, thị trường tài chính xanh (bao gồm thị trường carbon, thị trường trái phiếu và cổ phiếu xanh, và chỉ số chứng khoán xanh), công cụ huy động vốn xanh và đầu tư xanh. Xu hướng đầu tư bền vững (qua các quỹ ESG) đang trở thành xu hướng chủ đạo trên toàn cầu (bên cạnh các tiêu chí truyền thống như tăng trưởng lợi nhuận, năng lực tài chính).

Theo JPMorgan, tổng tài sản có cách tiếp cận đầu tư bền vững trên toàn cầu ước đạt 45.000 tỷ USD, gấp 45 lần tổng tài sản của các quỹ ESG.

Theo Morningstar, tổng vốn đầu tư của các quỹ ESG đạt 350 tỷ USD năm 2020, gấp 2 lần năm 2019, giá trị tài sản của các quỹ ESG đạt ngưỡng kỷ lục hơn 1.000 tỷ USD vào 30/06/2020 nhờ tập trung vào các lĩnh vực “kinh tế xanh” như: năng lượng tái tạo, dịch vụ môi trường, nước, bất động sản xanh, giao thông xanh; thực phẩm, ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng hiệu quả; khoảng 60% quỹ ESG mang lại lợi nhuận cao hơn so với các quỹ đầu tư thông thường.

Kỳ 6: Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

* Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

Có thể bạn quan tâm

  • Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 4): Tái cấu trúc, lành mạnh hóa và chuẩn hóa theo thông lệ

    Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 4): Tái cấu trúc, lành mạnh hóa và chuẩn hóa theo thông lệ

    11:10, 10/05/2021

  • Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 3): Thay đổi chính sách tiền tệ và tài khóa

    Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 3): Thay đổi chính sách tiền tệ và tài khóa

    05:30, 07/05/2021

  • Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 2): Phát triển tiền kỹ thuật số

    Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 2): Phát triển tiền kỹ thuật số

    04:00, 06/05/2021

  • Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 1): Chuyển đổi số mạnh mẽ

    Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 (kỳ 1): Chuyển đổi số mạnh mẽ

    11:00, 05/05/2021

TS.CẤN VĂN LỰC & Các Cộng sự *