TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Đầu cơ khi đồng tiền lạm phát?
Có một lý do, quan điểm đang xảy ra khiến nhà đầu tư tin tưởng đổ tiền mạnh vào TTCK và tìm kiếm cả các cơ hội đầu tư bất động sản “siêu lời”, đó là đồng tiền đang và sẽ chịu lạm phát.
>>> Cảnh báo “bong bóng” chứng khoán: Thị trường đang tăng trưởng thiếu nền tảng
Đây là một quan điểm đầu tư khá sai lầm.
Chúng ta cần xác định rằng lạm phát hiện tại hoặc tương lai nếu có xảy ra ở Việt Nam, phần lớn là xuất hiện lạm phát giá hàng hóa, và chủ yếu ở các mặt chịu sự chi phối của đứt gãy, vá víu chuỗi cung ứng toàn cầu chưa thể trở về như bình thường, cũng như sức tiêu thụ còn suy giảm. Khi dịch bệnh không còn là mối đe dọa lớn, tất cả đã thực sự thích nghi, đời sống sẽ trở về bình thường thì lạm phát qua giá hàng hóa sẽ hạ.
Cũng ở lạm phát giá cả hàng hóa, cần phải thấy giá cả hiện tại có thể đang đắt lên ở lít xăng, mớ rau, con cá… nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều mặt hàng bị mất giá, mất sức mua. Các mặt hàng điện tử, điện lạnh, thời trang.v.v... là những ví dụ. Nó cho thấy chỉ những hàng hóa thiết yếu với sản xuất và đời sống mới đang lên giá, nó là lạm phát giá hàng hóa vì bối cảnh nhất thời. Trong khi đó, lương của CBNV và người lao động tạm thời đang không tăng. Lạm phát trên lương không theo kịp sức mua, đảm bảo đời sống theo đúng nguyên tắc thông thường không xảy ra.
>>> Cảnh báo "bong bóng" chứng khoán: Nhìn lại những lần lao dốc trong quá khứ
Do đó, không nên lấy lý do đồng tiền có nguy cơ lạm phát để đầu tư tài chính, đặc biệt là sử dụng mạnh đòn bẩy tài chính để kỳ vọng sinh lời. Nhà đầu tư cần nhớ trong trường hợp sử dụng vốn vay để đầu tư, thì nếu lạm phát thực xảy ra, lãi suất cho vay và huy động đều sẽ tăng cao, lúc đó kỳ vọng sinh lời của nhà đầu tư không chỉ rủi ro mà còn có thể không xảy ra, không “bao” được lạm phát; người thiệt hại và gánh chịu áp lực chính vẫn sẽ là người vay, như các trường hợp đã xảy ra giai đoạn 2012-2013.
Vì vậy, cần phải có sự kiểm soát tín dụng vào chứng khoán và bất động sản để hạn chế mối quan hệ đầu cơ – lạm phát. Với bức tranh vốn huy động trong hệ thống ngân hàng đang suy giảm mạnh do người gửi tiết kiệm rút tiền tìm các cơ hội sinh lời thụ động khác... thì rất có thể đây cũng là yếu tố khiến lãi suất ngân hàng khó có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực, hỗ trợ cho doanh nghiêp và nền kinh tế sâu hơn. Đó cũng là cái khó và bài toán thách thức của Ngân hàng Nhà nước hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Cảnh báo "bong bóng" chứng khoán: Doanh nghiệp càng lỗ, giá cổ phiếu càng tăng
11:00, 18/11/2021
Cảnh báo "bong bóng" chứng khoán: Rủi ro lớn từ nhóm cổ phiếu đầu cơ
10:55, 18/11/2021
Cảnh báo "bong bóng" chứng khoán, bất động sản: Làm sao để không phát nổ?
05:20, 16/11/2021
Cảnh báo hiện tượng lừa đảo cho vay online
05:21, 29/10/2021