Thị trường bất động sản thu hút dòng vốn FDI
Thị trường bất động sản Việt Nam đang thu hút sự quan tâm từ các quỹ đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án nhà ở, mặt bằng bán lẻ và văn phòng.
>>Ứng dụng tra cứu quy hoạch thông minh Meey Map: “Trợ lý” đắc lực cho nhà đầu tư
Theo báo cáo về tình hình đầu tư nước ngoài của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch Đầu tư cho thấy, ba thành phố dẫn đầu về thu hút nguồn vốn FDI trên cả nước trong năm 2023 là Hà Nội, TPHCM và Bắc Giang.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2023, tại Hà Nội tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt gần 1,87 USD, trong đó thời điểm hiện tại có khoảng 146 dự án với tổng vốn đăng ký mới đạt 48,3 triệu USD; 71 dự án được chấp thuận điều chỉnh vốn với mức điều chỉnh đạt gần 200 triệu USD; 144 lượt góp vốn mua cổ phần được chấp thuận với giá trị khoảng 1,6 tỷ USD.
“Điểm sáng” triển vọng
Ông David Jackson - Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho biết, tại Việt Nam có nhiều quỹ nước ngoài đã hoạt động tích cực trong nhiều năm như GIC (Singapore) và Temasek Holdings, hiện đang đầu tư vào nhiều dự án bất động sản nhà ở, mặt bằng bán lẻ và cao ốc văn phòng. Bên cạnh đó, Quỹ hưu trí Chính phủ Na Uy cũng đầu tư vốn vào 9 công ty bất động sản tại đây với nhiều dự án BĐS công nghiệp và nhà ở.
Đối với quy mô dự án, hầu hết các doanh nghiệp FDI tham gia đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đều có quy mô lớn cùng hình thức đa dạng và chất lượng. Có thể kể đến một số dự án có vốn đầu tư FDI với quy mô hàng tỷ USD như Khu đô thị Nam Thăng Long tại Hà Nội, Công ty TNHH Hồ Tràm tại Bà Rịa Vũng Tàu,…
Thực tế, bất động sản là kênh đầu tư có chiến lược đa dạng hóa mà các quỹ hưu trí, quỹ vốn bảo hiểm và quỹ tài sản có chủ quyền trên toàn thế giới áp dụng. Những quỹ này mang tiêu chí hướng đến lợi nhuận trung - dài hạn với một vài rủi ro nhất định, trong khi đó lĩnh vực bất động sản lại có tính ổn định cũng như thanh khoản thấp hơn so với các loại hình khác, cho nên thị trường tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ đáp ứng được tiêu chí trên.
Ông David Jackson chia sẻ, gần đây nhất đã xuất hiện thêm quỹ logistics GLP Vietnam Development Partners I (GLP VDP I) với số vốn đầu tư khoảng 1,1 tỷ USD. Quỹ logistics này đại diện cho các quỹ hưu trí, quỹ tài sản có chủ quyền và các công ty bảo hiểm dưới sự cam kết của các nhà đầu tư châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông.
Mặc dù các quỹ đến từ châu Âu và Mỹ vẫn chưa tiếp xúc với thị trường châu Á nhiều, tuy nhiên dưới tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ và châu Âu giảm mạnh, các quỹ khu vực này sẽ nỗ lực tham gia đầu tư để phân bổ lượng vốn lớn tại các thị trường châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam được coi là “điểm sáng” mang lại nhiều triển vọng cho thị trường bởi nền kinh tế chính trị - xã hội ổn định và nhu cầu cao trong các phân khúc.
Các chuyên gia nước ngoài cho rằng, với số lượng khách hàng thuộc tầng lớp trung - thượng lưu ngày càng tăng nhanh, cùng với quá trình đô thị hóa phát triển tại các thành phố lớn sẽ gia tăng nhu cầu nhà ở tại Việt Nam. Theo xu hướng hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phân khúc nhà ở và văn phòng, sau khi so sánh mức giá sản phẩm giữa thị trường tại Việt Nam (Hà Nội, TPHCM) với Singapore, Thượng Hải... giá thành sản phẩm vẫn còn ở mức hợp lý trong khi nhu cầu khách mua tăng cao.
Mặt khác, tuy các quỹ nước ngoài muốn mở rộng và gia nhập vào thị trường bất động sản Việt Nam nhưng vẫn còn thận trọng do bất ổn vĩ mô ngày càng tăng, thủ tục hành chính và quá trình cấp phép dự án còn nhiều phức tạp.
Có thể thấy, nửa cuối năm 2022 nhiều doanh nghiệp trong nước đã trải qua những khó khăn thách thức trong việc quản trị dòng tiền, kĩ năng quản lý doanh nghiệp còn yếu kém, còn nhiều hạn chế trong việc triển khai dự án đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tư từ các quỹ nước ngoài.
Ông Trần Khánh Quang - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư BĐS Việt An Hòa cho biết, mặc dù nửa cuối năm 2022 thị trường gặp nhiều khó khăn cùng nguồn vốn FDI sụt giảm tuy nhiên vẫn giữ ở mức ổn định. Dự đoán trong năm 2023 cho thấy nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng, do đó dòng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực BĐS sẽ là dịch vụ khai thác từ các phân khúc nhà ở, thương mại, dịch vụ.
>>Đề xuất gộp gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội do chậm giải ngân
Tăng sức hấp dẫn với các quỹ đầu tư nước ngoài
Nhằm thu hút gọi vốn từ quỹ nước ngoài, ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT chia sẻ, cần triển khai rà soát các quy định về pháp lý, đặc biệt là loại hình bất động sản mới (thành phố thông minh, condotel, BĐS nghỉ dưỡng...) phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều tính cạnh tranh, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về chính sách nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.
Đáng chú ý, Việt Nam đã tham gia tuyên bố chính trị về Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng JEPT đối với các nước G7 và đối tác. Có thể thấy, đây là bước tiến quan trọng trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và giảm thiểu phát thải ròng bằng “0” trong năm 2050.
Đối với các nhà đầu tư ngoại, luôn hướng đến tiêu chí về quản trị (ESG), môi trường, xã hội và thứ hạng của bất động sản nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Do vậy, việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cũng như chất lượng cơ sở hạ tầng là điều cần thiết, nhằm tạo ra nền tảng cho sự phát triển của thị trường bất động sản.
Có thể bạn quan tâm