Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản
Theo kết quả khảo sát về mức độ tác động của các cơ chế, chính sách, khảo sát của VARS thì các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tích cực.
>>> Doanh nghiệp bất động sản ghi nhận mức lãi lớn
Nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, và bắt đầu triển khai các dự án mới đã được tháo gỡ về pháp lý và nguồn vốn.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như việc gặp khó khăn về giao dịch, tiếp đến là khó khăn về pháp lý đất đai, và vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng áp lực thanh toán nợ trái phiếu đến hạn...
Về nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến Quý III, vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,94 tỷ USD, chiếm hơn 9,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, bằng 55% so với cùng kỳ.
Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá khá tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo đó, một số tổ chức đánh giá triển vọng FDI và thương mại trong ngắn hạn của Việt Nam sẽ phục hồi tốt. ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới, đạt mức 5.8% trong năm 2023.
Goldman Sachs nhận định dòng vốn FDI toàn cầu đang rời Trung Quốc, Việt Nam có cơ hội gia tăng vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Fitch Ratings nhận định rủi ro tín dụng và thanh khoản của thị trường bất động sản Việt Nam đã qua giai đoạn đỉnh điểm.
Về tình hình phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực bất động sản: Chính phủ, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục theo dõi việc công bố thông tin của doanh nghiệp, làm việc trực tiếp với doanh nghiệp có trái phiếu đến hạn lớn trong năm 2023, đồng thời đề xuất các giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả để xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại, hạn chế của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Ngày 19/7/2023 vừa qua, Bộ Tài chính đã tổ chức Lễ khai trương và đưa vào vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Thị trường hiện nay có 455 mã trái phiếu (cả TPDN và TPCP) niêm yết: tính đến ngày 15/9/2023, doanh nghiệp bất động sản chiếm 46% giá trị phát hành (56.9 nghìn tỷ đồng). Cơ cấu nhà đầu tư mua TPDN chủ yếu là tổ chức trong nước (92%), nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng thấp (5.18%).
Quy mô giao dịch bình quân tháng 9 đạt 6.4 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 10% so với tháng trước; bình quân 9 tháng đạt 5.8 nghìn tỷ đồng/phiên, giảm 24,1% so với bình quân năm 2022.
Lũy kế tính đến ngày công bố thông tin 31/8/2023, có 17 đợt phát hành công chúng trị giá 16.476 tỷ đồng (chiếm 12.4% tổng giá trị phát hành) và 101 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 115.882 tỷ đồng (chiếm 87.6% tổng số). Trong đó, nhóm Bất động sản với 46.765 tỷ đồng (chiếm 35.3%). (Số liệu tổng hợp của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam).
Để tiếp tục phát triển thị trường phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng giao nhiệm vụ trong thời gian tới cho Uỷ ban Chứng khoán và các đơn vị liên quan tiếp tục công tác hoàn thiện thể chế chính sách; tổ chức thị trường hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt; tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu, bảo đảm tính công khai, minh bạch cho thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp bất động sản ghi nhận mức lãi lớn
05:00, 22/10/2023
Lợi ích "vàng" của bất động sản gần sông
17:04, 21/10/2023
Phụ nữ làm bất động sản
15:36, 20/10/2023
Diễn biến thị trường bất động sản ra sao trong quý 3/2023?
11:42, 21/10/2023
Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực
11:00, 20/10/2023