Chuyển đổi số: Động lực tăng trưởng mới nền kinh tế
“Chuyển đổi số được ví như chất xúc tác, là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp chuyển đổi, thích ứng theo các mô hình xanh, bền vững”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
>>VBF 2023: AmCham đề xuất Việt Nam ưu tiên điện tái tạo, kinh tế số
“Chuyển đổi kép” Xu hướng tương lai
Phát biểu tại Diễn đàn Chuyển đổi số "Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn" diễn ra ngày 21/03/2023 tại Hà Nội, ông Trần Quốc Phương -Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sau nhiều thập niên tăng trưởng nhanh, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, như đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế toàn cầu làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, mô hình kinh tế dựa trên lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên đang mất dần lợi thế cạnh tranh, nguy cơ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình và già hóa dân số.
Những thách thức này đòi hỏi Việt Nam phải tìm kiếm những mô hình, động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Trên thế giới, các chuyên gia đang đánh giá chuyển đổi số được ví như chất xúc tác, là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp chuyển đổi, thích ứng theo các mô hình xanh, bền vững. Gần đây, khái niệm "chuyển đổi kép", tức là chuyển đổi số để chuyển đổi xanh, đã được Liên minh châu Âu đề cập và là một xu hướng quan trọng trong tương lai.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng cho biết, khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp sẽ phải tăng cường tuân thủ các cam kết về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh mà Việt Nam đã ký kết, như: Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA... Đây là sức ép và cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam để được thị trường chấp nhận.
"Yêu cầu về chuyển đổi số và chuyển đổi mô hình sang tăng trưởng xanh là một thách thức rất lớn cho Việt Nam và các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", đã nhấn mạnh 3 nội dung xây dựng gồm: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Theo Bộ TT&TT - cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, năm 2022, tổng doanh thu toàn ngành công nghệ thông tin, viễn thông (ICT) Việt Nam đạt khoảng 148 tỷ USD, tỷ trọng kinh tế số đạt 14,26% GDP. Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP theo kịch bản phát triển nhanh, Việt Nam cần duy trì mức tăng trưởng kinh tế số bình quân hằng năm khoảng 20%, gấp hơn 3 lần tăng trưởng GDP dự kiến.
Theo Tham tán thương mại, Trưởng đại diện Business Sweden ông David Linden cho rằng, chuyển đổi số mang lại những giá trị khác nhau đối với từng tổ chức, vì vậy việc đưa ra một câu trả lời chung là rất khó. Tuy nhiên, những đóng góp của chuyển đổi số cho hiệu quả kinh doanh tổng thể thường liên quan đến việc sử dụng các nền tảng số để tăng hiệu suất và hiệu quả cho hoạt động hàng ngày. Việc kết nối mọi người cho từng quy trình kinh doanh không chỉ làm giảm lãng phí, mà còn là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp này kết nối nhân viên tại tất cả các cấp bậc trong công ty một cách hiệu quả và chủ động hơn.
Theo ông Urs KLOETI, Giám đốc Nhà máy Nestlé Bông Sen thông tin, nhờ chuyển đổi số, chúng tôi tận dụng được các tiềm năng về hiệu suất cũng như các cơ hội phát triển bền vững. Nhà máy Nestlé Bông Sen đã đạt mức giảm phát thải CO2 lên tới 38.000 tấn/năm; giảm 60% thời gian tạm dừng sản xuất, giúp tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm bằng cách tối ưu hóa các cảm biến thông minh và các dữ liệu đã được số hóa; giảm 50% lượng giấy tiêu thụ trong nhà máy bằng cách đẩy nhanh việc áp dụng số hóa trong hoạt động; giảm 20% chi phí bảo dưỡng thông qua các cảm biến dự báo và nhờ vào các kỹ thuật viên và cán bộ điều hành tay nghề cao.
"Chuyển đổi số giúp mang lại những kết quả hữu hình đối với hoạt động của chúng tôi, như giảm 60% thời gian tạm dừng sản xuất, giúp tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm bằng cách tối ưu hóa các cảm biến thông minh và các dữ liệu đã được số hóa; giảm 50% lượng giấy tiêu thụ trong nhà máy bằng cách đẩy nhanh việc áp dụng số hóa trong hoạt động; giảm 20% chi phí bảo dưỡng thông qua các cảm biến dự báo và nhờ vào các kỹ thuật viên và cán bộ điều hành tay nghề cao", ông Urs Kloeti chia sẻ.
>>Chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế số
Tầm quan trọng của 5G
Tại phiên thảo luận các đại biểu tập trung chia sẻ về xu hướng chuyển đổi số; một số thành tựu trong chuyển đổi số trong ba trụ cột của nền kinh tế phát triển bền vững: Sản xuất, ngân hàng và thương mại điện tử; tầm quan trọng của 5G đối với tăng trưởng kinh tế và đổi mới sáng tạo; những cơ chế chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững…
Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào cho rằng, công nghệ 5G và hệ sinh thái 5G mặc dù đã được nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây nhưng ngay cả những nước phát triển nhất về viễn thông trên thế giới vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình thương mại hóa 5G.
Mỗi quốc gia và thị trường đều có cách thức và lộ trình riêng. Hiện có khoảng 55-60 quốc gia đã triển khai 5G và Việt Nam được đánh giá cao là một trong những quốc gia đã sớm bắt đầu.
“Việt Nam đã triển khai hoạt động phát triển 5G rất tốt. Tôi tin Chính phủ và các nhà mạng có lộ trình thích hợp và tiến độ tốt trong lĩnh vực này. Trong 2-3 năm tới, khi quá trình triển khai đi vào đại trà, tốc độ phát triển sẽ tăng rất nhanh”, ông Denis Brunetti cho biết.
Theo ông Ngô Diên Hy, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, cần chuẩn bị phương án đầu tư kỹ lưỡng, bởi việc triển khai 5G có nhiều khác biệt so với 2G, 3G, 4G đã được triển khai trước đây. Trước đó, chúng ta đã triển khai 2G-3G-4G theo đúng lộ trình. Ban đầu khi triển khai 2G, các chi phí đầu tư là rất lớn, chi phí thuê nhà trạm rất cao. Đầu tư cao thì cước phí cao. Sau đó, việc triển khai 3G-4G có chi phí giảm dần.
"Câu chuyện về 5G hơi khác một chút. Chúng tôi tập trung mạnh việc triển khai 5G để cung cấp dịch vụ cho đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp. Với đặc điểm tốc độ cao, độ trễ thấp, 5G sẽ tạo ưu thế cho phát triển năng lực sản xuất. 5G cũng cần những thử nghiệm để cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho một khu công nghiệp, một nhà máy, một cảng biển với những yêu cầu khác biệt về tốc độ, mật độ thiết bị, độ trễ…", ông Ngô Diên Hy nói.
Cũng theo ông Hy, nếu phát triển mạng 5G, nhưng phía khách hàng/doanh nghiệp chưa có sự tương thích, chưa có nhu cầu thì sẽ không đạt hiệu quả. VNPT đang làm việc với một số nhà máy sản xuất để xây dựng các kết nối riêng.
"Chúng tôi tập trung vào thị trường ngách trước khi tiến tới thị trường đại chúng. Trong quá trình này, cần có xây dựng chương trình 5G đồng tốc để tạo lợi ích cân bằng, từ cả phía chính phủ, nhà cung cấp mạng, khách hàng doanh nghiệp, người sử dụng dịch vụ…”, ông Ngô Diên Hy nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
VBF 2023: Việt Nam cần tận dụng tốt hơn các đầu tư về kinh tế số từ Mỹ
17:44, 19/03/2023
VBF 2023: AmCham đề xuất Việt Nam ưu tiên điện tái tạo, kinh tế số
11:23, 19/03/2023
Năng lượng tái tạo và kinh tế số sẽ là trọng tâm hợp tác mới giữa Việt Nam - Singapore
04:52, 08/03/2023
Chuyển đổi số theo chiều sâu: Thu hút đầu tư hạ tầng kinh tế số
03:00, 02/02/2023
Doanh nghiệp số động lực phát triển kinh tế số
00:30, 31/12/2022
Khuyến nghị cho HĐQT trước tác động nền kinh tế số và ESG
02:55, 16/12/2022
Công nghệ và viễn thông Việt Nam: Hưởng lợi nhờ đà tăng trưởng kinh tế số
15:50, 13/12/2022
Chủ tịch CMC: “Nền kinh tế số đang là cơ hội của Việt Nam”
09:01, 09/12/2022