Trong chiến lược phát triển doanh nghiệp và bối cảnh nền kinh tế số hiện nay, Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) được xem là 3 tiêu chí quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo.
>>>Liên kết hình thành chuỗi giá trị xanh thực hiện ESG
Trong phần trình bày của ông Nguyễn Bá Quỳnh - Phó Chủ tịch Cấp cao Tập đoàn Hitachi Vantara, Tổng Giám đốc Hitachi Vantara Việt Nam tại Hội nghị cấp cao các thành viên Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) Việt Nam 2022 – Vietnam Directors Summit 2022 vừa qua, đã phân tích về các tác động và nêu lên những khuyến nghị giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các thách thức trước các vấn đề quan trọng từ tác động của nền kinh tế số và sự phát triển của ESG.
Sự bùng nổ của công nghệ và tính rộng rãi của thông tin đại chúng ngày càng khẳng định sự hiện diện của trào lưu ESG, đồng thời mang đến những thách thức mới cho doanh nghiệp. Trong đó có thể kể đến là áp lực giữ thông tin minh bạch hơn, thách thức trong giải quyết các mối quan tâm của lực lượng lao động, sức ép đòi hỏi sự tập trung hơn trong việc giữ vững uy tín và giá trị doanh nghiệp trước các vấn đề ESG…
Bên cạnh đó, xu hướng DEI (Tính đa dạng - Sự công bằng - Tính hòa nhập) đang chuyển dần từ hoàn cảnh thành yếu tố thiết yếu cần có trong ban lãnh đạo và cần được thực hành rộng rãi trong doanh nghiệp.
Đối mặt với các tác động từ ESG, việc xác định mục đích và tính bền vững là vấn đề phi tài chính cần được ưu tiên hàng đầu bên cạnh các mục tiêu kinh doanh và tài chính xuyên suốt quá trình ra quyết định của HĐQT. Song song đó cũng cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm giữa HĐQT và đội ngũ điều hành, để xây dựng một môi trường đa dạng và hội nhập, về văn hóa và cả tính cách, giới tính,...
Một trong những nhận định của ông Nguyễn Bá Quỳnh trong phiên thảo luận cho rằng: “Các doanh nghiệp Việt Nam không thiếu công nghệ, nhưng thiếu về nhận thức trong quản trị công nghệ.”
Dù không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng để ứng dụng công nghệ mang lại hiệu quả, ông Quỳnh đề cập đến 3 khuyến nghị sau. Đầu tiên trong HĐQT cần ít nhất một thành viên có chuyên môn công nghệ số để liên tục định hướng và giúp doanh nghiệp nhận thức rõ ràng quá trình thực hiện chuyển đổi số. Thứ hai, HĐQT và Ban điều hành phải là những người tiên phong trong ứng dụng công nghệ số bắt đầu từ các công việc hàng ngày. Và thứ ba là HĐQT cần hỗ trợ và thúc đẩy văn hóa công nghệ số trong doanh nghiệp.
Ngay tại tập đoàn Hitachi nói chung và Hitachi Vantara nói riêng đang liên tục thực hành ứng dụng ESG, DEI và chuyển đổi số. Sự nỗ lực trong thay đổi năm năm gần đây biến Hitachi từ một doanh nghiệp thuần Nhật trở thành công ty toàn cầu với Ban lãnh đạo đa dạng mang tính hòa nhập, đội ngũ nhân sự quốc tế, chuyên môn kỹ thuật cao và định hướng phát triển bền vững đã mang lại những dấu hiệu tích cực về cả tài chính lẫn phi tài chính.
Trong khuôn khổ của sự kiện, Hitachi Vantara Việt Nam đã mang đến nhiều giải pháp công nghệ thông tin tự động, tối ưu hóa, thông qua các best-practices được đúc kết từ kinh nghiệm triển khai cho các dự án lớn. Bao gồm các giải pháp thông minh liên quan đến tự động hóa quy trình, giải pháp AI tối ưu hóa vận hành nhà máy, xưởng sản xuất; các hệ thống thông minh rút ngắn quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó là các giải pháp đối tác với SAP trong quản trị nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng,...
Có thể bạn quan tâm
VLA: Nâng cao năng lực doanh nghiệp logistics phát triển xứng tầm
11:50, 16/12/2022
Dù giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhưng số thu vẫn vượt dự toán
18:13, 15/12/2022
Tiếp sức doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội
11:37, 15/12/2022
Hải Phòng: Thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Hàn Quốc
01:19, 15/12/2022