BHXH Việt Nam: Đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp không dùng tiền mặt
Đến nay, toàn quốc có khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, TCTN qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng 3% so với năm 2022...
>>Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Cân nhắc tỷ lệ đóng BHXH
>>Đóng BHXH tự nguyện qua ứng dụng ngân hàng thuận lợi cho người dùng
Theo thống kê của BHXH Việt Nam tính đến nay, toàn quốc có khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, Trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng 3% so với năm 2022, vượt 4% chỉ tiêu giao tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: “Đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng”. Ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, trong đó có chỉ tiêu: “60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.”
Thực hiện chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các giải pháp như: Ban hành Kế hoạch số 1823/KH-BHXH ngày 09/6/2020 về việc “Đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp (TCTN) không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng từ năm 2020 đến năm 2025”; Hàng năm thực hiện giao chỉ tiêu vận động, khuyến khích người nhận các chế độ BHXH, TCTN qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khu vực đô thị cho BHXH các tỉnh, thành phố (Năm 2023 là Quyết định số 459/QĐ-BHXH ngày 23/3/2033), trong đó có đưa ra các giải pháp để BHXH các tỉnh thực hiện phát triển số người nhận các chế độ BHXH, TCTN qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như: Tham mưu với UBND các tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh, thành phố phối hợp, lồng ghép tuyên truyền chủ trương của Chính phủ, của Ngành; tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền; phân tích, xác định nhóm người hưởng tiềm năng; phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn hướng dẫn người lao động khai báo thông tin tài khoản để nhận chế độ qua tài khoản cá nhân ngay từ khi lập hồ sơ đề nghị hưởng các chế độ BHXH, TCTN,…
Đến nay, toàn quốc có khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, TCTN qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng 3% so với năm 2022, vượt 4% chỉ tiêu giao tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Việc nhận các chế độ BHXH, Trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản ngân hàng cá nhân mang lại nhiều lợi ích cho người thụ hưởng; giúp việc chi trả nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm thời gian. Hằng tháng, người hưởng không cần phải đến địa điểm tập trung để nhận tiền và ký danh sách chi trả.
Có thể bạn quan tâm
Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Cân nhắc tỷ lệ đóng BHXH
04:00, 26/10/2023
Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Không nên quy định cho rút hết BHXH một lần
03:30, 14/10/2023
Đề xuất để người lao động tự đóng BHXH: Cần đánh giá kỹ lưỡng
03:00, 25/10/2023
Hạn chế rút BHXH một lần - Quan trọng nhất vẫn là cải thiện đời sống, thu nhập
04:00, 30/09/2023
Hạn chế chậm, trốn đóng BHXH: Cần có quy định về trách nhiệm cơ quan Nhà nước
03:50, 13/09/2023
Hạn chế rút BHXH một lần - Nên mở rộng trợ cấp thất nghiệp
04:00, 22/09/2023
Đóng BHXH tự nguyện qua ứng dụng ngân hàng thuận lợi cho người dùng
11:25, 12/09/2023
Hạn chế rút BHXH một lần - Tăng thêm quyền lợi cho người lao động là cần thiết
03:50, 10/09/2023