Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Cân nhắc tỷ lệ đóng BHXH

Diendandoanhnghiep.vn Cho rằng tỷ lệ đóng BHXH hiện nay rất cao, góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) 13 Hiệp hội ngành hàng đã đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp…

>> Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Không nên quy định cho rút hết BHXH một lần

Theo đó 13 Hiệp hội ngành hàng gồm: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA),… vừa có văn bản góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

13 Hiệp hội ngành hàng vừa có văn bản gửi các cơ quan góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) - Ảnh minh họa: ITN

13 Hiệp hội ngành hàng vừa có văn bản gửi các cơ quan góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, tại văn bản góp ý các Hiệp hội cho biết, hiện nay, Dự thảo quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc gồm: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đối với người lao động và người sử dụng lao động có hợp đồng lao động vẫn giữ như Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Tức người lao động đóng 10,5% (8% BHXH, 1,5% BHYT và 1% BHTN) và người sử dụng lao động đóng 21,5% (17,5 BHXH, 3% BHYT 2 và 1% BHTN). Như vậy, tỷ lệ đóng của cả người lao động và người sử dụng lao động là 32%.

Các Hiệp hội cho rằng, tỷ lệ đóng BHXH này rất cao, bởi tổng mức đóng vào quỹ BHXH của cả người lao động và người sử dụng lao động dựa trên tỷ lệ đóng (từ 23% năm 2007, 25% năm 2009 do đóng thêm 1% BHTN của người lao động và người sử dụng lao động, tăng lên 32% năm 2017 đến nay) và mức lương tối thiểu vùng (tăng hàng năm từ năm 2007 đến năm 2022, trừ năm 2021 không tăng do COVID-19) thì mức đóng năm 2022 đã cao hơn gần 10 lần so với năm 2007.

So với khu vực và thế giới, tỷ lệ đóng BHXH của người sử dụng lao động ở Việt Nam đang cao hơn rất nhiều nước. Cụ thể Malaysia đóng 16,5%, Ấn Độ 15,25%, Indonesia 10,26%, Campuchia 6,1%, Thái Lan 5%, Myanma 2%, Bangladesh 0%,... hầu hết các nước này đều đóng BHXH trên nền đóng giống Việt Nam. Và tại Thái Lan, nguồn quỹ BHXH không chỉ từ người lao động và người sử dụng lao động mà Chính phủ cũng đóng góp thêm.

>> Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Cần làm rõ hành vi trốn đóng BHXH

Trong đó, Hiệp hội ngành hàng đã đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, các Hiệp hội ngành hàng đã đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc điều chỉnh tỷ lệ đóng BHXH cho phù hợp - Ảnh minh họa: ITN

Từ thực tế đã nêu, các Hiệp hội đề nghị: đối với tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động nên đưa về mức đóng của năm 2009, tức là người lao động đóng 5% và người sử dụng lao động đóng 15%, tổng cộng 20%, chứ không phải 25,5% hiện nay (người sử dụng lao động đóng 17,5% “trong đó 3% quỹ ốm đau thai sản, 14% quỹ hưu trí và tử tuất và 0,5% bảo hiểm tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp” và người lao động đóng 8%).

Đối với tỷ lệ đóng BHTN, hiện tại Quỹ BHTN đã kết dư quá nhiều. Trong khi mục đích của quỹ BHTN nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, và khi quỹ đã kết dư quá nhiều thì cần giảm mức đóng để điều chỉnh quỹ về mức cân bằng.

Do vậy, các Hiệp hội đề xuất giảm tỷ lệ đóng vào quỹ BHTN của người lao động còn 0,5% và của người sử dụng lao động còn 0,5% và có lộ trình giảm tiếp cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Đối với tỷ lệ đóng vào quỹ BHYT, theo các Hiệp hội doanh nghiệp, tỷ lệ đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động và người lao động tại Việt Nam quá cao so với các nước khác. Trên thực tế tại thời điểm đóng vào quỹ, giá trị tiền người sử dụng lao động và người lao động tại Việt Nam đóng không thấp.

Vì vậy, các Hiệp hội đề xuất, Việt Nam cần xem xét tổng thể việc quản lý một cách hiệu quả quỹ BHXH cũng như cách tính trượt giá nói riêng và nền kinh tế vĩ mô nói chung để tuy giảm tỷ lệ đóng BHXH nhưng vẫn đảm bảo lương hưu thực tế của người lao động đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống.

Ngoài ra, đối với tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc (nền đóng) và mức hưởng các chế độ thai sản, lương hưu, tử tuất. Theo các Hiệp hội, quy định pháp luật hiện hành và theo nội dung dự thảo, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là tiền lương tháng, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác; được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được người lao động và người sử dụng lao động căn cứ vào tiền lương tối thiểu vùng để thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, mức hưởng các chế độ thai sản, hưu trí, tử tuất lại hưởng theo 1 mức tiền cụ thể hoặc dựa trên mức lương cơ sở là không hợp lý.

Do đó, các Hiệp hội đề xuất, quy định nền đóng BHXH và mức hưởng các chế độ đều căn cứ theo lương tối thiểu vùng.

Cùng với vấn đề đã nêu, tại văn bản góp ý, các Hiệp hội doanh nghiệp cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét quy định về tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu, tại Điều 64 và Điều 66 Dự thảo vì cho rằng, nếu người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu sớm (đóng BHXH từ đủ 30 năm), thì mỗi năm nghỉ hưu hưu sớm bị trừ tương ứng 2% là không hợp lý…

Được biết, theo Chương trình dự kiến, Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được đưa ra cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Cân nhắc tỷ lệ đóng BHXH tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714368182 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714368182 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10