Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản "quay lưng" với kinh tế Trung Quốc
Gần một nửa trong tổng số công ty Nhật Bản đã không đầu tư hoặc giảm đầu tư vào Trung Quốc trong năm 2023 do những lo ngại về bất ổn vĩ mô.
>>Trở lực kinh tế Trung Quốc
Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2024 (WEF) tại Thụy Sĩ đã đưa ra những bình luận về kinh tế Trung Quốc, trong một chủ đề quan trọng thảo luận về các mối nguy toàn cầu.
Bà Kristalina Georgieva, Giám đốc Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức cả ngắn hạn và dài hạn. Trước mắt, cái “ung” bất động sản chưa có thuốc chữa, gây ra núi nợ khổng lồ tại nhiều địa phương.
Về lâu dài, Trung Quốc đối mặt với tình trạng mất cân dân số, suy giảm lực lượng lao động và sa sút “niềm tin” nơi nhà đầu tư nước ngoài, cũng như “niềm tin” để người dân chi tiêu nhiều hơn - động lực vận hành “vòng tuần hoàn tiêu dùng nội địa” trong chiến lược tuần hoàn kép.
IMF tiết lộ, vào tháng 11 năm ngoái họ đã nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc lên 5,4% cho năm 2023 sau một số động thái chính sách của Bắc Kinh. Tổ chức có trụ sở tại Washington cho biết họ vẫn dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại còn 4,6% vào năm 2024. Nếu không có cải cách thì tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống dưới 4%.
Báo cáo của Phòng thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc công bố hồi đầu tuần này cho hay, các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc dự đoán triển vọng kinh tế tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tiếp tục ảm đạm trong năm nay.
Sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế Trung Quốc và sự bi quan về nhu cầu yếu được coi là lý do hàng đầu khiến 48% công ty Nhật Bản được khảo sát cho biết họ không đầu tư vào Trung Quốc hoặc giảm đầu tư vào năm 2023 so với một năm trước đó.
Chiến lược kinh tế “tuần hoàn kép” không hoàn toàn thuận lợi, nhu cầu nội địa có xu hướng giảm dần theo quy mô và kết cấu dân số. Giai đoạn 2010 - 2020, dân số Trung Quốc tăng 5,38%, bình quân 1 năm tăng 0,53%. So giai đoạn từ năm 2000 - 2010, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm của Trung Quốc giảm 0,04%.
Dân số Trung Quốc đạt 1,41175 tỉ người vào cuối năm 2022, giảm so với mức 1,41260 tỉ người một năm trước đó. Mất ngôi quốc gia đông dân nhất hành tinh vào tay Ấn Độ.
>>"Báo động đỏ" kinh tế Trung Quốc
Bên cạnh đó, “núi nợ” khổng lồ do suy thoái bất động sản đã chôn vùi khả năng chi tiêu của người dân. Theo khảo sát của tờ Financial Times hiện có 8,54 triệu người Trung Quốc bị vỡ nợ ngân hàng, tương đương 1% dân số trong độ tuổi lao động, tăng mạnh so với con số 5,7 triệu người lâm tình cảnh tương tự ở thời điểm năm 2020.
Theo Viện Quốc gia về tài chính và phát triển (Bắc Kinh), tổng nợ hộ gia đình trên cả nước đã tương đương đến 64% GDP Trung Quốc. Tỉ trọng này cao gấp đôi so với hơn 10 năm trước, có đến 21,3% số lao động thanh niên đang rơi vào tình trạng thất nghiệp hồi giữa năm ngoái.
Nhưng, bất chấp việc kém triển vọng, một nửa số công ty được khảo sát vẫn cho rằng Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất toàn cầu hoặc nằm trong top 3 thị trường quan trọng nhất vào năm 2024.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế Trung Quốc giảm phát kéo dài, điều gì đang diễn ra?
04:00, 16/01/2024
Toan tính của các quốc gia Trung Đông khi đầu tư vào Trung Quốc
03:00, 16/01/2024
Trung Quốc “chuyển hướng” nền kinh tế
02:30, 14/01/2024
Thị trường vốn Trung Quốc bị bán tháo, chứng khoán Nhật Bản lên ngôi
05:00, 13/01/2024
Quốc gia nào "soán ngôi" Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ?
04:00, 13/01/2024