Quốc gia nào "soán ngôi" Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ?

TRƯỜNG ĐẶNG 13/01/2024 04:00

Dữ liệu thông kê cho thấy Trung Quốc không còn là nhà xuất khẩu hàng đầu sang Mỹ trong năm 2023.

a

Số liệu thương mại năm qua cho thấy sự liên kết Mỹ - Trung đang dần rạn nứt

Kinh tế Trung Quốc đã mất vị trí số một vào tay Mexico khi nước láng giềng của Mỹ vươn lên trở thành nhà cung ứng hàng đầu cho Mỹ trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dâng cao.

>>Lần đầu Trung Quốc vươn tới "đỉnh cao" xe điện

Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố mới đây, nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm hơn 20% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2023. Với tỉ trọng 13,9% trong tổng nhập khẩu của Mỹ, đây là mức thấp nhất của Trung Quốc kể từ năm 2004 sau khi đạt đỉnh hơn 21% vào năm 2017. Ngược lại, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc gần như không thay đổi trong năm qua.

Trong khi đó, Mexico dường như đang hưởng lợi từ chính sách “dịch chuyển chuỗi cung ứng lại gần nhà của Mỹ. Quốc gia này dự kiến sẽ dẫn đầu trong danh sách các đối tác xuất khẩu của Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2000, với thị phần đạt 15% trong 11 tháng của năm 2023.

Nhập khẩu của Mỹ từ Liên minh châu Âu (EU) cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại trong giai đoạn này. Trong khi các lô hàng từ ASEAN vẫn chiếm số lượng cao thứ hai trong lịch sử và tỷ trọng của khối này đã tăng gấp đôi so với một thập kỷ trước.

Những số liệu này cho thấy phần nào tác động của chiến lược giảm phụ thuộc vào Trung Quốc của Mỹ để chuyển chuỗi cung ứng sang các quốc gia “thân thiện” hơn.

Washington đang ngày càng đa dạng hóa các nhà cung cấp cho các sản phẩm như điện tử tiêu dùng mà nước này phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Chẳng hạn, nhập khẩu điện thoại thông minh từ Trung Quốc giảm khoảng 10%, trong khi nhập khẩu từ Ấn Độ tăng gấp 5 lần. Máy tính xách tay giảm khoảng 30% ở Trung Quốc nhưng lại tăng gấp 4 lần ở Việt Nam.

Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng về gần nhà mà Mỹ đang thúc đẩy cũng đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên hợp tác thương mại sâu rộng giữa hai cường quốc, sau khi Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001.

Sự đồng thuận trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc được phản ánh rõ nhất ở việc chính quyền ông Joe Biden vẫn duy trì mức thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 370 tỷ USD do người tiền nhiệm Donald Trump áp đặt. Thậm chí, Washington còn đang xem xét tăng thêm thuế đối với xe điện, thiết bị năng lượng mặt trời và chất bán dẫn ít tiên tiến hơn, dự kiến sẽ đưa ra quyết định vào nửa đầu năm 2024.

Xu hướng tách rời Mỹ - Trung được dự báo sẽ còn mở rộng trong tương lai

Xu hướng tách rời Mỹ - Trung được dự báo sẽ còn mở rộng sang các lĩnh vực khác trong tương lai

Dù vậy, các chuyên gia và giới chính sách Mỹ cũng bày tỏ lo ngại các doanh nghiệp Trung Quốc cũng chuyển dịch chuỗi sản xuất sang Mexico và thị trường khác để né tránh thuế của Mỹ.

Hisense vào năm 2022 bắt đầu sản xuất hàng loạt tại một nhà máy trị giá 260 triệu USD ở Mexico để sản xuất tủ lạnh và các thiết bị khác cho thị trường Bắc Mỹ. Nhà sản xuất ô tô JAC Motors cũng đã thành lập một nhà máy lắp ráp ở Mexico và SAIC Motor cũng có kế hoạch tương tự.

Chuyên gia Niels Graham tại Hội đồng Atlantic nhận xét các quốc gia như Mexico hay Việt Nam đang được xem như các “trạm trung chuyển” của hàng hóa Trung Quốc chứ không phải là hoạt động sản xuất nội địa mới mà Washington hy vọng.

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Mexico đang tăng lên, cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đã đặt cơ sở ở đó để hỗ trợ khâu lắp ráp cuối cùng”, ông này cho biết.

>>Trung Quốc sẽ làm gì để vực dậy kinh tế trong năm 2024?

Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng tăng tốc dịch chuyển đến Việt Nam trong những năm gần đây. Trong 11 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã dẫn đầu về số dự án cấp mới vào Việt Nam, với 632 dự án có tổng vốn hơn 3 tỷ USD (cao thứ 2 về vốn đăng ký).

Theo các chuyên gia, làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang đem tới những cơ hội để thu hút nguồn vốn nhằm phát triển hạ tầng bất động sản công nghiệp và cải thiện hạ tầng sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đằng sau đó là những nguy cơ lớn hơn. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng, những quốc gia ở giữa có nguy cơ trở thành nạn nhân của hai cường quốc, ví dụ như bị áp thuế trừng phạt với các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ và EU.

Các chuyên gia dự báo, bất kể bầu cử Mỹ có kết cục thế nào, mối quan hệ với Trung Quốc sẽ tiếp tục phải đối mặt với những bất ổn liên tục về kinh tế và thương mại, đặc biệt là trong ngành chất bán dẫn tiên tiến hay trí tuệ nhân tạo ứng dụng quân sự.

Không chỉ sẽ chứng kiến thương mại giảm sút với Mỹ, Trung Quốc cũng sẽ phải tìm cách hóa giải những thách thức kinh tế lớn từ trong nước. Năm 2023, Trung Quốc đã chứng kiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng âm lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ. Ngoài ra, niềm tin kinh doanh và tiêu dùng thấp, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao kỷ lục hay lĩnh vực bất động sản bất ổn cũng là những vấn đề khác.

Có thể bạn quan tâm

  • 2 lực đẩy kinh tế Trung Quốc năm 2024

    2 lực đẩy kinh tế Trung Quốc năm 2024

    03:00, 12/01/2024

  • Trung Quốc

    Trung Quốc "mạnh tay" thúc đẩy thị trường nội địa

    03:00, 11/01/2024

  • Vì sao Mỹ quan ngại chip thế hệ cũ của Trung Quốc?

    Vì sao Mỹ quan ngại chip thế hệ cũ của Trung Quốc?

    03:00, 10/01/2024

  • Mỹ dịch chuyển chuỗi cung ứng, Trung Quốc tìm cách hoá giải

    Mỹ dịch chuyển chuỗi cung ứng, Trung Quốc tìm cách hoá giải

    03:30, 09/01/2024

  • "Mịt mù" tương lai bất động sản Trung Quốc

    04:30, 05/01/2024

  • Trung Quốc có thể học được gì từ nền kinh tế Nga?

    Trung Quốc có thể học được gì từ nền kinh tế Nga?

    03:00, 05/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quốc gia nào "soán ngôi" Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO