Mỹ dịch chuyển chuỗi cung ứng, Trung Quốc tìm cách hoá giải

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực thích ứng khi chiến dịch giảm thiểu rủi ro do Mỹ dẫn đầu dường như sẽ tiếp tục kéo dài.

>>  Tìm cách "thoát" Trung Quốc, phương Tây bị đẩy vào thế khó

Mỹ vẫn đang tiếp tục nỗ lực khai thác chuỗi cung ứng từ các quốc gia khác. Ảnh: VCG

Mỹ vẫn đang tiếp tục nỗ lực khai thác chuỗi cung ứng từ các quốc gia khác.

Bất chấp sự bất đồng gay gắt về hầu hết các vấn đề khác, các chính trị gia ở lưỡng đảng Hoa Kỳ dường như sẵn sàng tiếp tục chiến dịch nhằm chuyển hướng sản xuất ra khỏi Trung Quốc, một sự thay đổi sâu rộng mà giai đoạn đầu của nó đã góp phần định hình lại nền kinh tế toàn cầu.

Mỹ đang thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng do chính họ và các đồng minh dẫn đầu. Mặc dù những nỗ lực này có nhiều tên gọi, nhưng chính phủ Trung Quốc coi tất cả đều là các hình thức tách rời.

Khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11/2024 và sự đồng thuận của lưỡng đảng trong việc đối phó với Trung Quốc trong tương lai gần, các nhà phân tích đang thúc giục Bắc Kinh thích ứng với tình hình bằng cách mở cửa rộng hơn.

Ông Qiu Dongxiao, Trưởng khoa kinh tế tại Đại học Lĩnh Nam ở Hồng Kông, cho biết: “Xung đột địa chính trị sẽ không dừng lại trong thời gian ngắn”, đồng thời cảnh báo xu hướng hiện tại có thể kéo dài hơn 10 năm.

Theo nhà cung cấp dữ liệu Trung Quốc Wind, đầu tư sản xuất ở Mỹ vào năm 2022 đã tăng 10,5% so với năm trước, đạt 670,5 tỷ USD – tăng 54% so với một thập kỷ trước đó. Bên cạnh đó, Reshoring Initiative, một tổ chức nghiên cứu tư nhân có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng đã dự đoán gần 2 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất đã được đưa về nước Mỹ kể từ năm 2010, và xu hướng này đang tăng tốc.

Trong một báo cáo dữ liệu từ nửa đầu năm 2023, Reshoring Initiative cho biết: “Phải mất 11 năm để tạo ra một triệu việc làm đầu tiên và chỉ 3 năm để tạo ra một triệu việc làm thứ hai”. Mỹ đã bổ sung thêm 364.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất vào năm 2022, tăng 53% so với năm trước. Khoảng một nửa được tạo ra trong ngành công nghiệp chip và xe điện, trong khi lĩnh vực khác như thiết bị gia dụng, hóa chất và thiết bị điện và hóa chất cũng chứng kiến sự gia tăng việc làm mạnh mẽ.

Trong khi đó, Trung Quốc báo cáo đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Trung Quốc giảm 10,3% trong năm 2023. Mexico cũng đã thay thế Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong năm 2023.

Theo Ye Yu, Trợ lý Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, các biện pháp hạn chế của Mỹ vẫn có thể gây tác dụng ngược, chẳng hạn như vụ cấm vận Huawei Technologies, tập đoàn này đã bất ngờ ra mắt chiếc điện thoại Mate 60 vào tháng 9 năm ngoái trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, một bước đột phá trong thiết kế chip nội địa được thực hiện bất chấp những hạn chế trong việc tiếp cận các linh kiện tiên tiến.

“Ngành dịch vụ là thế mạnh của Mỹ nhưng họ khó xây dựng được chuỗi cung ứng toàn diện cho các ngành công nghiệp đổi mới ở Mỹ. Chỉ cần nhìn vào cuộc đình công của công nhân ô tô, bạn sẽ thấy tác động”, bà Ye nói thêm.

>>  Điều gì thúc đẩy Trung Quốc chuyển đổi mô hình tăng trưởng?

Mở rộng thị trường mang lại cơ hội cho Trung Quốc bớt phụ thuộc hơn vào các nước khác

Mở rộng thị trường mang lại cơ hội cho Trung Quốc bớt phụ thuộc hơn vào các nước khác

Các nhà đầu tư Trung Quốc đã có những điều chỉnh riêng như tăng sự hiện diện tại các trung tâm sản xuất mới nổi như Mexico và Việt Nam để tiếp cận thị trường Mỹ. Wang Zichen, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa (CCG) có trụ sở tại Bắc Kinh lập luận rằng tái công nghiệp hóa ở phương Tây và công nghiệp hóa ở các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ có thể không phải là một “trò chơi có tổng bằng 0” đối với sự phát triển của Trung Quốc.

“Bắc Kinh đã thể hiện sự cởi mở của mình đối với các dự án đầu tư mạo hiểm của các nhà sản xuất Trung Quốc ở nước ngoài, điều này phù hợp với các mô hình phát triển công nghiệp đã được thiết lập”, chuyên gia này lưu ý.

Mặt khác, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao khả năng phục hồi của mình, cố gắng nâng cao vị thế là thị trường hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới trên một số "đấu trường", bao gồm cả tại hội chợ chuỗi cung ứng khai mạc vào tháng 11/2023.

He Weiwen, thành viên cấp cao tại CCG cho biết các biện pháp hạn chế từ Mỹ sẽ không “đủ” để ngăn chặn toàn cầu hóa và Trung Quốc vẫn sẽ đạt được nhiều đột phá công nghệ trong thập kỷ tới như một phần của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

“Điều quan trọng hơn là Trung Quốc cần mở cửa rộng rãi như một cách để chống lại các biện pháp hạn chế và ngăn chặn tác động của các biện pháp ấy”, ông He nói thêm, đồng thời lưu ý rằng phần lớn sự thay đổi của chuỗi cung ứng là ở công nghệ.

“Điều này có thể mang lại cơ hội cho Trung Quốc bớt phụ thuộc hơn vào các nước khác bằng cách phát triển thị trường nội địa và đầu tư nhiều hơn vào đổi mới”, chuyên gia này nhấn mạnh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ dịch chuyển chuỗi cung ứng, Trung Quốc tìm cách hoá giải tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714260020 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714260020 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10