Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc: "Gió khó đảo chiều"

Diendandoanhnghiep.vn Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc có thể sẽ chậm phục hồi trong năm 2024.

>>  Nguy cơ cận kề, Trung Quốc làm gì để vực dậy nền kinh tế trong 2024?

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đang suy giảm mạnh tromg những tháng cuối năm 2023

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đang suy giảm mạnh trong những tháng qua

Đó là nhận định của bà Mary Lovely, một thành viên cấp cao của Viện Peterson, trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg. Chuyên gia này nói thêm rằng mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình đã thừa nhận tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài, nhưng các chính sách của Bắc Kinh vẫn tiếp tục gây nhiều lo ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Bà nói: “Phát hiện mới nhất của chúng tôi là không chỉ đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm mà các nhà đầu tư nước ngoài thực sự đang bán tài sản ở quốc gia này – điều mà chúng tôi chưa từng thấy trước đây”.

Điều đó xảy ra khi 2023 là một năm ảm đạm đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc khi số lượng cổ phiếu được mua từ nhà đầu tư nước ngoài ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Tháng 12 là tháng thứ 5 liên tiếp, các quỹ nước ngoài bán tháo trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, đánh dấu chuỗi tháo chạy chưa từng có tiền lệ.

Sự phục hồi kinh tế rất được mong đợi sau khi Bắc Kinh quyết định dỡ bỏ chính sách hạn chế nghiêm ngặt zero COVID đã không thành hiện thực trong khi cuộc khủng hoảng tài sản và tâm lý bi quan của người tiêu dùng cũng làm cản trở đà tăng trưởng.

Bên cạnh đó, các chính sách trong nước và quốc tế cũng gây áp lực lên đầu tư, và các chuyên gia nhận thấy rằng những xu hướng đó sẽ tiếp tục trong năm tới.

"Ở Trung Quốc, giới lãnh đạo có thể sẽ duy trì quy định nghiêm ngặt đối với các công ty nước ngoài. Trong khi đó, chính sách của Mỹ cũng có thể sẽ tiếp tục ưu tiên chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc", bà Lovely cho biết và nhận định đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục sụt giảm trong năm 2024.

Tuần trước, chính quyền Trung Quốc đã công bố các quy định nghiêm ngặt hơn trong việc quản lý ngành công nghiệp trò chơi điện tử, dẫn đến việc các cổ phiếu của Tencent và NetEase lao dốc. Nước này cũng đã siết chặt quản lý đối với những gã khổng lồ công nghệ như Alibaba kể từ năm 2020.

>>  Trung Quốc muốn đẩy mạnh Nhân dân tệ vào các thị trường mới nổi

Đồng nhân dân tệ chịu nhiều áp lực giảm giá khi dòng vốn ngoại chảy mạnh ra khỏi Trung Quốc

Đồng nhân dân tệ chịu nhiều áp lực khi dòng vốn ngoại chảy mạnh ra khỏi Trung Quốc

Nhưng khi năm 2023 sắp kết thúc, một số dấu hiệu tích cực đã xuất hiện ở thị trường Trung Quốc. Hôm thứ Năm tuần này, Bloomberg đưa tin, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót 1,9 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Trung Quốc, đây cũng là dòng vốn lớn nhất kể từ tháng 7/2023. 

Theo ông Cao Liulong, nhà phân tích của Founder Securities, vẫn có khả năng các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại Trung Quốc khi đồng nhân dân tệ chịu áp lực giảm giá, kết hợp với việc Fed tạm dừng tăng lãi suất và triển vọng kinh tế được cải thiện khi các chính sách hỗ trợ được tăng cường.

Tương tự, các chiến lược gia của Morgan Stanley cũng đã dự đoán về mức tăng 7,5% của cổ phiếu Trung Quốc trong 12 tháng tới, tuy nhiên vẫn không quên cảnh báo về xu hướng rời đi của các nhà đầu tư nước ngoài, nếu các nhà hoạch định không hỗ trợ tích cực hơn.

Có ý kiến cho rằng, việc các nhà đầu tư có quay trở lại thị trường Trung Quốc còn phụ thuộc vào tính khả quan của những con số tăng trưởng dài hạn. Những bất ổn địa chính trị đã làm gia tăng tâm lý e ngại rủi ro như vậy dẫn đến dòng vốn FDI không chỉ chảy ra khỏi Trung Quốc mà còn lan rộng hơn, như ở khu vực Châu Âu.

Trên thực tế, khi Mỹ đang giảm đầu tư vào Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực mà Mỹ cho là liên quan đến an ninh quốc gia, thì Trung Đông (đặc biệt là các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC)) lại sẵn sàng đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ ngoại giao và kinh tế được cải thiện.

Một ước tính dự báo rằng đầu tư của GCC có thể tăng lên 10 nghìn tỷ USD vào cuối thập kỷ này, trong đó 1-2 nghìn tỷ USD được phân bổ cho Trung Quốc vào năm 2030.

Các nước GCC và Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh hợp tác. Vào tháng 3 năm 2023, Saudi Arabia tuyên bố công ty dầu khí nhà nước Aramco sẽ xây dựng các nhà máy lọc dầu với Trung Quốc. Nước này cũng sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, trong một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ngoại giao đang được cải thiện. Những động thái này sẽ giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán về giao dịch dầu bằng đồng Nhân dân tệ.

Chỉ trong quý 3 năm 2023, Saudi Arabia, UAE và Qatar đã ký các thỏa thuận hợp tác và đầu tư với Trung Quốc trị giá ít nhất 5 tỷ USD, trong các lĩnh vực năng lượng, nghiên cứu & phát triển, các dự án công nghiệp/xanh và tài chính. Danh sách các thỏa thuận chung có thể sẽ tăng lên khi hợp tác Trung Quốc-Trung Đông ngày càng sâu sắc.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia nhận định, xét một cách tổng thể, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc khó tăng mạnh trở lại trong năm 2024.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc: "Gió khó đảo chiều" tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714396895 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714396895 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10