Trung Quốc muốn đẩy mạnh Nhân dân tệ vào các thị trường mới nổi

Diendandoanhnghiep.vn Nỗ lực quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vẫn đang được tiến hành khi các chuyên gia khuyến nghị, cần thúc đẩy việc thâm nhập sâu hơn vào các thị trường mới nổi.

>> Nhân dân tệ có thể tiếp tục suy yếu vào năm 2024

Theo SCMP, giới phân tích Trung Quốc đang kêu gọi Bắc Kinh cần thúc đẩy việc thâm nhập sâu hơn đồng Nhân dân tệ vào các thị trường mới nổi, bằng các khoản vay và hợp đồng hoán đổi, nhưng phải có sự chuẩn bị đối phó với rủi ro. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình quốc tế hoá vẫn đang được tiến hành nhưng trong bối cảnh thận trọng.

Việc sử dụng đồng nhân dân tệ ở nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng sau khi quá trình quốc tế hóa ban đầu của nó trong thanh toán thương mại bắt đầu vào năm 2009. Nó nhận được sự chú ý rộng rãi hơn khi việc phi đô la hóa (giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ) đã trở thành một lĩnh vực được quan tâm

Việc sử dụng đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài nhận được sự chú ý rộng rãi hơn khi việc phi đô la hóa đã trở thành một lĩnh vực được quan tâm

Những ý kiến này được đưa ra khi các cơ quan quản lý tài chính đang tìm cách thực hiện nhiệm vụ ngăn ngừa rủi ro tài chính và thực hiện cách tiếp cận thực tế hơn để mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài của đồng tiền Trung Quốc.

Guan Tao, nhà kinh tế trưởng tại BOC International - một chi nhánh đầu tư của Ngân hàng Trung Quốc cho biết: “Thật vô nghĩa nếu thúc đẩy quá trình này chỉ vì mục đích quốc tế hóa, hoặc vì theo đuổi thứ hạng cao hay quy mô lớn hơn”.

Tại một diễn đàn kinh tế vào tháng trước, ông cho biết trọng tâm sắp tới là hướng đến quản lý rủi ro và Bắc Kinh sẽ không nên vội vã thực hiện quá trình này. Đồng thời việc mở cửa tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đi đôi với việc sử dụng rộng rãi đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài và phục vụ nền kinh tế thực - những lĩnh vực sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Có thể thấy, Bắc Kinh hiện nay dường như đang ủng hộ cách tiếp cận gia tăng, khai thác các công cụ tài trợ trực tiếp bằng Nhân dân tệ để khuyến khích sử dụng rộng rãi hơn trong mọi hình thức giao dịch, từ thanh toán thương mại đến cho vay.

Trong tháng 11/2023 Hu Xiaolian, cựu phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã đề xuất Bắc Kinh có thể khám phá cơ chế hoán đổi đồng Nhân dân tệ để chuyển đổi các khoản vay và nợ bằng đô la Mỹ. Bà nói: “Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, hoặc cũng là một trong những đối tác kinh tế lớn của 140 quốc gia, vì vậy chúng ta nên tận dụng điều này đối với đồng Nhân dân tệ”.

Tại Diễn đàn Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường vào tháng 10 vừa qua, khoản vay 700 tỷ Nhân dân tệ (98,6 tỷ USD) dự kiến sẽ được phân phối từ hai ngân hàng chính sách cho các quốc gia tham gia sáng kiến cơ sở hạ tầng trên diện rộng. Hầu hết các khoản vay khẩn cấp của Trung Quốc dành cho các nước đang phát triển đều được tính bằng đồng Nhân dân tệ, giống như thỏa thuận của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc với Sri Lanka.

Ngoài ra, PBoC cũng đẩy nhanh các giao dịch hoán đổi tiền tệ và chỉ định các ngân hàng thanh toán bù trừ ở nước ngoài. Trong tháng 12, Trung Quốc và Singapore đã đồng ý về kế hoạch thí điểm cho phép du khách từ hai bên sử dụng đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số, một bước tiến nữa khi Dự án mBridge - hệ thống thử nghiệm đa quốc gia về việc sử dụng tiền kỹ thuật số để thực hiện thanh toán xuyên biên giới, tiến gần hơn đến thương mại hóa.

>> Đồng Nhân dân tệ có thể tìm lại sức mạnh khi Mỹ tạm dừng tăng lãi suất?

Việc sử dụng đồng nhân dân tệ ở nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng sau khi quá trình quốc tế hóa ban đầu của nó trong thanh toán thương mại bắt đầu vào năm 2009. Nó nhận được sự chú ý rộng rãi hơn khi việc phi đô la hóa (giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ) đã trở thành một lĩnh vực được quan tâm. Đặc biệt, Tổng thống Brazil - Luiz Inacio Lula da Silva kêu gọi một loại tiền tệ thay thế để các nền kinh tế mới nổi cùng sử dụng.

Gần đây, Brazil và các nước khác trong khối thương mại BRICS gồm Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã sử dụng đồng Nhân dân tệ thường xuyên hơn để tiến hành thương mại và đầu tư. Tổng thống Brazil cũng gặp Chủ tịch nước Trung Quốc nhằm tìm cách mở rộng thương mại, đầu tư của Trung Quốc và đàm phán Ukraine.

Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, điều này mang lại lợi ích đặc biệt cho Nga vì các biện pháp trừng phạt chống lại nước này sau cuộc tấn công Ukraine hồi đầu năm ngoái, khiến việc sử dụng đồng đô la Mỹ hoặc Euro gần như là không thể.

Tuy nhiên, đồng Nhân dân tệ vẫn thua xa hai loại tiền tệ này về mọi mặt như tỷ lệ đại diện trong thanh toán, thị trường ngoại hối, giá cả hàng hóa và dự trữ ngoại hối. Dữ liệu từ dịch vụ nhắn tin liên ngân hàng toàn cầu SWIFT cho thấy vào tháng 11, đồng Nhân dân tệ đã vượt qua đồng yên Nhật để trở thành đồng tiền hoạt động mạnh thứ tư trong thanh toán toàn cầu tính theo giá trị, với tỷ trọng 4,61%. Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ so với 47,08% của đồng đô la Mỹ và 22,95% của đồng Euro.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), về mặt nắm giữ dự trữ của các ngân hàng trung ương nước ngoài, dự trữ bằng đồng Nhân dân tệ chỉ chiếm 2,45% tổng dự trữ toàn cầu vào cuối tháng 6/2023, thấp hơn mức 58,9% đối với đồng đô la Mỹ và 20% đối với đồng Euro.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc muốn đẩy mạnh Nhân dân tệ vào các thị trường mới nổi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714242007 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714242007 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10