Vì sao Trung Quốc giữ khoảng cách với Nga và Triều Tiên?

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc đang tìm cách giữ khoảng cách khi Nga và Triều Tiên xích lại gần nhau trong thời gian gần đây.

>>  Lý do Hàn Quốc kêu gọi Trung Quốc đánh giá lại quan hệ với Nga và Triều Tiên

Trung Quốc đang có xu hướng giữ khoảng cách khi Nga và Triều Tiên đang xích lại gần nhau

Trung Quốc đang có xu hướng giữ khoảng cách khi Nga và Triều Tiên đang xích lại gần nhau

Sự gắn kết giữa Triều Tiên và Nga đã tăng lên trong bối cảnh 2 quốc gia này bị quốc tế cô lập. Nhưng Bắc Kinh, một đối tác thân thiết của cả Bình Nhưỡng và Moscow, vẫn giữ thái độ dè dặt về mối liên kết ngày càng tăng giữa hai bên, đồng thời nhấn mạnh rằng hợp tác giữa họ là vấn đề giữa hai bên và Trung Quốc sẽ không can thiệp.

Giới quan sát cho rằng Trung Quốc nên thận trọng trước việc bị lôi kéo vào trục ba bên với Nga và Triều Tiên, khi lo ngại điều này có thể gây ra một "cuộc chiến tranh lạnh mới" thúc đẩy lợi ích của Mỹ và làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Ông Bjorn Alexander Duben, chuyên gia nghiên cứu Đông Bắc Á tại Đại học Cát Lâm, Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh muốn tránh việc tham gia vào việc xây dựng khối liên minh ba bên với Bình Nhưỡng và Moscow, trong khi nước này có quan hệ song phương chặt chẽ với cả hai.

“Về nguyên tắc, Trung Quốc có thể hài lòng về mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Nga và Triều Tiên. Nhưng trên thực tế, lợi ích của họ cũng khác nhau”, ông Duben nói và nhấn mạnh Nga và Triều Tiên đều có động cơ thay đổi hệ thống quốc tế do phương Tây dẫn dắt. Sự khác biệt là Trung Quốc nhận thấy họ không có lợi ích gì trong việc này mà họ có lợi ích trong sự ổn định quốc tế.

Ông Bjorn Alexander Duben nói thêm: “Bắc Kinh không muốn bất ổn toàn cầu trở nên sâu sắc hơn - đặc biệt là trong bối cảnh tình hình kinh tế của quốc gia này đang không thuận lợi. Quốc gia này quan tâm đến việc cải thiện quan hệ với phương Tây, cũng như với Hàn Quốc và Nhật Bản".

Tại hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng trước, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý quản lý mối quan hệ đang ngày càng căng thẳng giữa hai siêu cường. Tuy nhiên, không có đột phá nào về các điểm tranh chấp chính như cạnh tranh quân sự ngày càng gia tăng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mỹ và các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng cường phối hợp quân sự để giải quyết cái mà họ gọi là một Trung Quốc “ngày càng quyết đoán” ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mối quan hệ của Bắc Kinh với hai nước láng giềng Đông Á cũng trở nên căng thẳng trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, cuộc gặp giữa các Ngoại trưởng Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc vào tháng trước đã mang lại cơ hội mới để hàn gắn mối quan hệ, với mục đích tái tập trung vào hợp tác kinh tế.

Shi Yinhong, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân, cho rằng với những dấu hiệu gần đây về việc cải thiện mối quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc khó có thể tham gia vào các hoạt động ba bên với Nga và Triều Tiên vì điều đó sẽ khiến căng thẳng leo thang trở lại, chẳng hạn như một cuộc tập trận quân sự chung.

Chuyên gia này lưu ý: “Tình hình trên bán đảo Triều Tiên vẫn còn nhiều bất ổn. Trung Quốc không cho rằng họ cần xích lại gần hơn nữa với một Triều Tiên vốn là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng cao độ trên bán đảo”.

Các nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh có thể muốn duy trì hiện trạng trên bán đảo vì lo ngại rằng việc gây áp lực quá mạnh lên Triều Tiên có thể khiến nước này trở thành đối thủ.

Theo ông Yongwook Ryu, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc và Triều Tiên tại Trường Chính sách công Lee Kuan Yew, Đại học Quốc gia Singapore: “Trong khi Bắc Kinh không cố tình kích động sự bất ổn và xung đột trên bán đảo Triều Tiên, thì sự bất ổn trên bán đảo sẽ mang lại lợi ích của Bắc Kinh bằng cách chuyển hướng sự chú ý và nguồn lực của Mỹ và các đồng minh chủ chốt của nước này như Nhật Bản”.

>>  Trung Quốc có lo lắng khi Nga và Triều Tiên siết chặt quan hệ?

Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Cộng đồng quốc tế đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc giúp ngăn chặn hành động gây hấn quân sự của Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh thường ám chỉ rằng họ không có đủ ảnh hưởng cần thiết đối với Bình Nhưỡng.

“Mối quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và Triều Tiên và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên là hai khái niệm khác nhau”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết khi được hỏi về yêu cầu của Seoul đối với Bắc Kinh phải làm nhiều hơn để kiềm chế Bình Nhưỡng.

Tương tự, ông Daniel Russel, người từng là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Barack Obama, cho biết "sự cứng rắn" của Bắc Kinh đối với mối liên kết chặt chẽ hơn giữa Nga và Triều Tiên là vì họ không muốn chịu trách nhiệm về "hành vi sai trái của một quốc gia đối tác”.

Ông cho rằng, Trung Quốc cũng có thể cảnh giác với sự liên kết ngày càng tăng của Nga và Triều Tiên vì nó có thể làm suy yếu đòn bẩy của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng. “Ông Kim có thể đang cố gắng làm suy yếu đòn bẩy của Bắc Kinh bằng cách cho thấy rằng ông ấy có các lựa chọn khác ngoài Trung Quốc,” ông nói.

Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên nói với ông Putin rằng quan hệ với Moscow là "ưu tiên hàng đầu" đối với Bình Nhưỡng khi hai người gặp nhau vào tháng 9, làm dấy lên suy đoán về việc liệu Bình Nhưỡng có chuyển hướng từ Bắc Kinh sang Moscow hay không.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Trung Quốc giữ khoảng cách với Nga và Triều Tiên? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714402282 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714402282 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10