Bán đảo Triều Tiên có nguy cơ "leo thang" căng thẳng

Diendandoanhnghiep.vn Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang dần nóng lên vào những ngày đầu năm 2023.

>> Hàn Quốc gây sức ép Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên

Một loại UAV Triều Tiên đặt trên xe tải. Ảnh: Defencetalk.

Một loại UAV của Triều Tiên được đặt trên xe tải. Ảnh: Defencetalk.

Mới đây, Thư ký báo chí của Tổng thống Hàn Quốc Kim Eun-hye cho biết, Tổng thống Yoon Suk-yeol sẽ xem xét đình chỉ thỏa thuận quân sự liên Triều ký năm 2018 nếu Triều Tiên tiếp tục xâm phạm không phận nước này.

Đồng thời, bà Kim Eun-hye kêu gọi quân đội xây dựng "năng lực phản ứng áp đảo vượt xa mức tương xứng thông thường". Trước đó, Tổng thống Yoon ra lệnh cho quân đội Hàn Quốc thành lập đơn vị UAV có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ như trinh sát, do thám và tác chiến điện tử, đồng thời xây dựng dây chuyền chế tạo hàng loạt UAV cỡ nhỏ trong vòng một năm tới.

Giới chuyên gia cảnh báo, với những động thái trong thời gian gần đây, căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên dự kiến sẽ gia tăng trong năm 2023, khi Hàn Quốc và Hoa Kỳ đánh dấu 70 năm liên minh của họ bằng một số cuộc tập trận quân sự. Hàn Quốc cho biết sẽ tổ chức hơn 20 cuộc tập trận chung quy mô lớn với Mỹ trong năm 2023, một động thái có thể làm Bình Nhưỡng nổi giận.

Ông Danilo delle Fave, một nhà nghiên cứu cộng tác tại Nhóm Nghiên cứu An ninh Quốc tế ở Verona, cho biết một số sự kiện trong vài ngày qua cho thấy khu vực này đang ở trong một tình thế rất đáng lo ngại. Cụ thể, 5 máy bay không người lái của Triều Tiên xuất hiện tại không phận Hàn Quốc là hành động thách thức hệ thống phòng không của Seoul. “Triều Tiên muốn chứng tỏ rằng họ có thể thành công trong lĩnh vực này, điều mà Hàn Quốc chưa làm được, mặc dù Hàn Quốc có lợi thế về công nghệ”, ông Fave nói.

Mặc dù Tổng thống Mỹ đã khẳng định Mỹ hiện không thảo luận với Hàn Quốc về các cuộc tập trận hạt nhân chung, nhưng điều này đã gửi một tín hiệu đáng chú ý tới Bình Nhưỡng.

>> Thử tên lửa đạn đạo, Triều Tiên gửi thông điệp gì tới Mỹ và phương Tây?

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-17 được Triều Tiên phóng thử từ sân bay quốc tế Bình Nhưỡng hôm 24/3. Ảnh: Reuters.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-17 được Triều Tiên phóng thử từ sân bay quốc tế Bình Nhưỡng hôm 24/3. Ảnh: Reuters.

“Một trong những nỗi lo ngại lớn nhất của Triều Tiên là Hàn Quốc sẽ có được năng lực hạt nhân,” ông Fave nói. Trong trường hợp này, các cuộc tập trận chung với Mỹ sẽ cho phép Seoul thực hiện một điều "nghịch lý": Phô trương sức mạnh hạt nhân trong khi vẫn chính thức cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân".

Trên thực tế, giới quan sát cho rằng, Hàn Quốc đã thay đổi hoàn toàn chính sách ngoại giao cởi mở của người tiền nhiệm đối với Bình Nhưỡng; và căng thẳng leo thang hiện nay một phần là kết quả của lập trường diều hâu hơn đối với Triều Tiên.

Trong khi đó, Bình Nhưỡng đã rơi vào thế mắc kẹt kể từ Hội nghị thượng đỉnh năm 2018 với Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump. Vào thời điểm đó, Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump là John Bolton đã đặt ra nguyên tắc rằng Triều Tiên phải từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân trước khi nới lỏng các biện pháp trừng phạt và Bình Nhưỡng hoàn toàn không thể chấp nhận điều đó.

Đối mặt với cách tiếp cận diều hâu của chính quyền Trump đối với Triều Tiên, tiếp theo là việc chính quyền Biden tập trung vào Nga và Trung Quốc, Bình Nhưỡng đã chọn tăng áp lực lên Hàn Quốc, với hy vọng rằng Seoul sẽ thúc đẩy đồng minh Mỹ của mình mềm mỏng hơn đối với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, điều này đang gây ra những phản ứng ngược khi Tổng thống Yoon đang thúc đẩy Washington can dự quân sự nhiều hơn vào khu vực.

Mặc dù vậy, ông Christoph Bluth, một chuyên gia về hai miền Triều Tiên tại Đại học Bradford đánh giá, sự leo thang căng thẳng hiện nay ở Bán đảo Triều Tiên khó có thể bùng phát thành xung đột công khai. “Triều Tiên biết có những giới hạn rõ ràng về việc nước này có thể tiến xa đến đâu, vì nước này phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, quốc gia không muốn bán đảo Triều Tiên chìm trong xung đột", ông Bluth nói.

Nhưng chuyên gia này cũng cảnh báo, hai nước đang chơi một trò chơi nguy hiểm. “Luôn có rủi ro là một sự cố đáng tiếc sẽ khiến tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát", ông Bluth cảnh báo. Về khía cạnh này, việc Triều Tiên triển khai máy bay không người lái trong bối cảnh căng thẳng âm ỉ có thể tạo ra khả năng xảy ra một sự cố không chủ ý với những hậu quả nghiêm trọng.

Và ngay cả khi không có xung đột nào như vậy xảy ra, thì Triều Tiên vẫn sẽ tiến hành nhiều vụ thử tên lửa đạn đạo, trong khi Hàn Quốc ngày càng tỏ ra hiếu chiến. Và điều này có thể trở thành một kiểu “bình thường mới”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bán đảo Triều Tiên có nguy cơ "leo thang" căng thẳng tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714196343 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714196343 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10