Trung Quốc sẽ làm gì để vực dậy kinh tế trong năm 2024?

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia quốc tế dự báo Trung Quốc có thể phải tung thêm nhiều chính sách hỗ trợ tăng trưởng trong năm 2024 nhằm cứu vãn động lực kinh tế đang lung lay.

Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ giảm tốc trong 2024

Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ giảm tốc trong 2024

Việc tiếp tục nới lỏng tiền tệ và bổ sung đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm bù đắp cho tăng trưởng tiêu dùng ở mức thấp và khó khăn của ngành bất động sản vừa qua đã đem lại cho Trung Quốc vài điểm sáng. Theo đó, OECD mới đây điều chỉnh tăng dự báo GDP 2023 của Trung Quốc lên 5,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

>> Trung Quốc "mạnh tay" hoán đổi tiền tệ, USD chịu sức ép

Chờ đợi một gói kích thích tài chính “khủng”

Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức kinh tế đều cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ còn khó khăn hơn vào 2024, khiến giới đầu tư dự báo về một hoặc nhiều gói kích thích tài chính đáng kể sẽ được quốc gia này tung ra trong năm tới.

Trong báo cáo mới đây, OECD dự báo GDP Trung Quốc năm 2024 sẽ chậm lại ở mức 4,7%; trong khi ADB ít lạc quan hơn với dự đoán 4,5%. Các nhà lập pháp Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm tới. Dù đây là con số ngang bằng năm 2023, nhưng cơ sở so sánh kinh tế năm 2024 sẽ không còn thuận lợi.

Bởi vậy, nhiều chuyên gia dự báo chính phủ Trung Quốc sẽ phải tung thêm các chính sách kích thích tài khóa mới, thậm chí ở mức “khủng”, nhằm tạo sức bật cho GDP trong năm tới.

Theo Reuters, Trung Quốc có thể sẽ dựa vào chi tiêu cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng, trong bối cảnh ngân hàng trung ương bị hạn chế khả năng nới lỏng tiền tệ do lo ngại về dòng vốn chảy ra nước ngoài.

Vào tháng 10/2023, Trung Quốc đã công bố kế hoạch phát hành 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (139 tỷ USD) trái phiếu chính phủ vào cuối năm, nâng mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2023 lên 3,8% GDP từ mức 3% ban đầu.

Nie Wen, chuyên gia kinh tế tại Hwabao Trust, cho biết: “Chính sách tài khóa sẽ tập trung vào việc ổn định đầu tư để giúp bù đắp sự sụt giảm về bất động sản và nhu cầu bên ngoài”.

Theo Deloitte, một biện pháp kích thích tài chính lớn có thể ngăn chặn vòng xoáy giảm phát tiềm ẩn hay tình trạng suy thoái kéo dài kiểu Nhật Bản. Đồng thời, nó cũng cho thấy ưu tiên cao nhất của Trung Quốc vẫn là duy trì đà tăng trưởng, thay vì tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng bền vững hơn như từng đề cập trước đây.

>> Những gam màu xám trong bức tranh kinh tế Trung Quốc

Hướng đi sai lầm?

Tuy nhiên, hiệu quả của cách tiếp cận này bị đặt dấu hỏi. Theo các chuyên gia, kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát bắt nguồn từ tình trạng dư thừa năng lực trong lĩnh vực sản xuất và nhu cầu yếu. Một biện pháp kích thích tài chính lớn, tương tự như cuối năm 2008, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa đòn bẩy và dư thừa công suất.

Giới phân tích dự báo chính phủ ở Bắc Kinh sẽ phải tung ra nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng hay giải quyết các lĩnh vực khó khăn

Các chuyên gia kinh tế đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2024

Cũng không dễ dàng loại bỏ các tác động bên ngoài từ tình trạng dư thừa công suất, đặc biệt trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu đang gia tăng. EU mới đây đã phát động cuộc điều tra chống bán phá giá trong lĩnh vực xe điện Trung Quốc. Đây là một đòn bẩy tài chính khác sẽ càng thu hút sự chú ý của các nước theo đuổi các động thái tương tự.

Với việc đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2024, Trung Quốc có thể phải vay nợ thêm, làm trầm trọng hơn vấn đề nợ công đáng lo ngại. Sau thông tin này, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s đã hạ triển vọng tín nhiệm của Trung Quốc từ ‘ổn định’ xuống ‘tiêu cực’, khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 5 năm.

Ưu tiên lớn trong năm 2024 của Trung Quốc chắc hẳn sẽ là lĩnh vực bất động sản, bởi quy mô khổng lồ của nó. Các biện pháp nhằm nới lỏng các điều kiện tiếp cận tín dụng cho bất động sản tại các thị trường trung tâm như Bắc Kinh hay Thượng Hải được cho đang đi đúng hướng, làm cơ sở cho các địa phương khác.

Các chuyên gia đánh giá việc nới lỏng ở Bắc Kinh và Thượng Hải báo hiệu rằng các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực hơn trong việc khuyến khích người tiêu dùng đóng góp vào tăng trưởng, bởi nhu cầu cải thiện ở các thành phố này đóng vai trò chỉ dấu quan trọng cho cả nước.

“Chính phủ cũng sẽ có nhiều biện pháp để thúc đẩy nhu cầu mua nhà ở vốn đã bị cản trở bởi những lo ngại về khả năng các nhà phát triển bất động sản không thể giao nhà hoàn thiện”, báo cáo của Deloitte nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc sẽ làm gì để vực dậy kinh tế trong năm 2024? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714377685 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714377685 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10