Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng hàng không?
Một số doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất linh kiện cho các nhà cung cấp lớp dưới của tập đoàn hàng không lớn, song để tham gia vào chuỗi cung ứng không đơn giản.
>>>Boeing và câu chuyện phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Bà Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho biết:
Hiện nay trong lĩnh vực chế tạo, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp linh kiện phụ tùng cho ngành ô tô, điện tử và xe máy. Doanh nghiệp nắm rất rõ quy định, yêu cầu của chuỗi cung ứng về chất lượng, thời gian giao hàng… Tuy nhiên, làm cho xe máy sẽ dễ hơn điện tử, điện tử dễ hơn ô tô.
Công nghiệp hàng không là lĩnh vực cao cấp. Một số doanh nghiệp Việt Nam có khả năng làm được những linh kiện nhỏ đơn chiếc cho các nhà cung cấp lớp dưới của tập đoàn Boeing, song để tham gia được vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp hàng không toàn cầu như Boeing không phải đơn giản.
Các tập đoàn này đã có sẵn các nhà cung cấp hàng đầu trong chuỗi cung ứng. Với các doanh nghiệp đến sau như doanh nghiệp Việt Nam, thông qua các hoạt động kết nối giao thương giữa các hãng hàng không của Việt Nam, Boeing sẽ ưu tiên các nhà cung cấp đến từ Việt Nam, dù là lớp dưới.
Trong cuộc chơi này, doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế gì?
So sánh với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có một số điểm kém hơn trong vận hành, gia công linh kiện hoàn toàn bằng máy. Lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam nằm ở những công đoạn sản xuất sản phẩm cần sự kết hợp giữa máy móc và kỹ năng tay nghề của công nhân, kỹ sư. Minh chứng là Việt Nam xuất khẩu rất tốt cụm dây điện ra thị trường toàn cầu và sang Hoa Kỳ bởi sản phẩm này là sự kết hợp giữa máy móc và kỹ năng tay nghề của con người.
Để tham gia sân chơi và trở thành một mắt xích cho lĩnh vực hàng không nói chung, Boeing nói riêng, theo kinh nghiệm của nhiều nước cần phải có sự chuẩn bị dài hơi. Chẳng hạn như Ấn Độ, Malaysia, từ 30 năm trước quốc gia này đã xác định và xây dựng chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp hàng không vũ trụ, bắt đầu từ đào tạo kỹ sư đến nghiên cứu xu thế công nghệ trong lĩnh vực này.
Đi đường dài như vậy, các quốc gia trên mới có đủ sức tham gia cuộc chơi thị trường hàng không vũ trụ. Với Việt Nam, đã làm được linh kiện cho ô tô điện thì có cơ hội làm cho những ngành khác, kể cả hàng không. Khi biết mình là ai, biết điểm mạnh, điểm yếu, có nhiều thông tin chia sẻ... thì sẽ luôn tìm được thị phần trong thị trường lớn.
Có thể bạn quan tâm
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chứng kiến cam kết hợp tác của Vietnam Airlines và Boeing
20:06, 11/09/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam coi Boeing là đối tác quan trọng, dài hạn
23:44, 12/05/2023
Boeing đẩy mạnh cam kết gắn bó với Việt Nam
16:07, 12/05/2023
Boeing mở rộng bay kiểm thử ecoDemonstrator cho mục tiêu giảm phát thải
14:59, 28/04/2023
Từ Intel đến Boeing: “Đại bàng Mỹ” tiếp tục đến Việt Nam?
04:00, 18/03/2023
Boeing thêm “dấu ấn” ở Ấn Độ bằng Trung tâm logistics mới
00:54, 15/02/2023
Bước đi mới của Boeing ở Đông Nam Á
05:00, 26/08/2021